top of page

ACG - Từng bước nhỏ, tham vọng lớn


Cập nhật tham quan doanh nghiệp


An Cường hoạt động trong lĩnh vực gỗ công nghiệp - nội thất gỗ công nghiệp trung và cao cấp Trong ngành vật liệu xây dựng, các sản phẩm ván ép, bề mặt trang trí và đồ nội thất từ gỗ và ván ép thì An Cường không quá xa lạ. Doanh nghiệp có vị thế khá tốt trong ngành, thậm chỉ còn nhỉnh so với đối thủ về quy mô đầu tư lẫn sức mạnh thương hiệu.

 

Về doanh nghiệp


Sản phẩm chính và hệ thống showroom


Chiếm 55% thị phần đồ gỗ công nghiệp trong nước - Mục tiêu 2025 đạt 70%. Dây chuyền khép kín từ chế biến gỗ công nghiệp đến hoàn thiện sản phẩm.

  • Sản phẩm chủ lực là cửa, sàn gỗ và ván MFC

  • Sản phẩm phụ: tủ bếp, giường, bàn ghế, trang trí nội thất, thiết bị gia dụng



An Cường sở hữu hệ thống showroom có quy mô khá lớn và nằm tại nhiều vị trí đắc địa, những showroom thường được thiết kế khá khoa học với nhiều khu vực bán hàng, show ra được nhiều điểm mạnh của công ty. Đây cũng là khu vực An Cường hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ trong hệ thống B2B chưa đầu tư showroom giới thiệu sản phẩm tới khách hàng cuối, tạo đòn bẩy và hỗ trợ công nghệ Cabinet Pro cho phép khách hàng tùy ý thiết kế, điều chỉnh nội thất theo ý mình.



Triển vọng kinh doanh

Nhà máy chế biến gỗ tại Đất Cuốc - KCN KSB Bình Dương


Nhà máy số 2 của An Cường có tỷ lệ tự động hoá cao và công suất lớn với toàn bộ trang thiết bị được nhập khẩu từ EU, nhà máy đang hoạt động với suất 800,000 tấn/năm và 800 cửa/ngày (khoảng 60% công suất thiết kế) với tỷ lệ tự động trên 80%, sản phẩm sản xuất chủ yếu tại đây là ván gỗ cho các dự án BĐS và thị trường xuất khẩu. Ban Lãnh Đạo An Cường chia sẻ, dự kiến năm 2024 các showroom của An Cường sẽ có mặt trên khắp các tỉnh thành trên đất nước cùng với đó nhà máy số 2 sẽ có thể hoạt động tối đa 100% công suất.

Nhà máy số 1 của An Cường tại Thái Hoà, Tân Uyên có tổng diện tích vào khoảng 16ha, hiện tại nhà máy này đang hoạt động với hơn 140% công suất thiết kế, một phần diện tích đang sử dụng làm kho chứa. Theo BĐL chia sẻ, đây là nhà máy có khá nhiều lao động do công nghệ chưa được hiện đại và được đầu tư từ khá lâu, sắp tới An Cường sẽ di dời nhà máy này kèm đầu tư công nghệ mới giống với nhà máy số 2, đất tại nhà máy sau khi lên thành phố Tân Uyên sẽ được BLĐ phát triển chuyển đổi mục đích sử dụng nhằm mang về thêm nguồn thu cho ACG.



Tệp khách hàng B2B


Kênh phân phối chủ yếu của ACG là B2B, chính vì hoạt động qua kênh bán sỉ nên biên lợi nhuận khó có thể thay đổi nhiều trong giai đoạn nhạy cảm về giá.


Chủ yếu làm việc với khách hàng lớn là nhà phát triển BĐS như Vinhomes, Novaland, Nam Long, Hưng Thịnh, …

So với đối thủ


An Cương nổi trội hơn các đối thủ hiện nay trên thị trường nhờ vào công nghệ dán phủ laminate, veneer, acrylic tạo vân trên tấm ván. Với hơn 1500 màu gỗ từ Đức, ACG gần như có thể đáp ứng được tất cả nhu cầu về màu sắc của khách hàng . Ngoài ra, An Cường luôn duy trì lượng hàng tồn kho lớn giúp công ty đáp ứng nhu cầu thay đổi sản phẩm của khách hàng nhưng vẫn đảm bảo được sự đồng nhất, việc hàng tồn kho lớn cũng giúp ACG tránh bị biến động giá khi có thay đổi về đầu vào.

Các sản phẩm ván và lớp thường được sản xuất trước sau đó lưu trữ trong kho lạnh, do đó, bất cứ khi nào có đơn hàng, ACG chỉ thực hiện cộng đoạn dán miếng dán lên lớp gỗ giúp tiết kiệm thời gian giao hàng. Tương tự thành phẩn, công ty cũng có khi phụ kiện nội thất Hettich, Inmundex với khoảng 800 mặt hàng và tồn kho trung bình vào khoảng 3 triệu USD.

Chất lượng chống cháy từ các sản phẩm của ACG cũng vượt trội hơn các đối thủ khi vượt trên 20% yêu cầu từ Cục PCCC.

Nguồn nguyên liệu


ACG sử dụng hai loại nguyên liệu chính là dăm PB và ván sợi MDF. Phần lớn nguyên liệu gỗ đầu vào của ACG là từ trong nước. Cụ thể:

  • Ván dăm PB: 70% trong nước và 30% nhập khẩu;

  • Ván sợi MDF: 98% trong nước và 2% nhập khẩu;

  • Ván ép Plywood: 5% trong nước và 95% nhập khẩu.

Sự ổn định của các nguồn cung cấp:

  • Đối với ván dăm PB: nguồn cung khá ổn định, ACG chủ yếu mua tại thị trường nội địa và nhập khẩu từ ĐNÁ. Công ty có quan hệ lâu năm với các nhà cung cấp trong nước trong đó có Vina Eco Board (thuộc Sumitomo Group).

  • Ván MDF: nguồn cung khá phong phú từ nội địa, Đài Loan và Thái Lan. Ở Việt Nam có nhiều nhà sản xuất loại sản phẩm này như MDF Kiên Giang, CTCP Gỗ MDF Dongwha, CTCP Gỗ MDF VRG - Quảng Trị, …

  • Ván ép Plywood: tỷ trọng các sản phẩm có sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào Plywood không đáng kể và không ảnh hưởng nhiều đến doanh thu.

Cơ cấu cổ đông: Công ty TNHH Đầu tư NC Việt Nam (50% cổ phẩn) thuộc sở hữu ông Lê Đức Nghĩa chủ tịch HĐQT ACG, Cổ đông lớn Tập đoàn Sumitomo Forestry (Singapore) - trực thuộc Sumitomo Nhật Bản (nắm giữ 19.6%), Liên doanh VinaCapital - DEG (nắm giữ 18%)


Kế hoạch và cập nhật tình hình kinh doanh


Tình hình tài chính và KQKD


ACG công bố doanh thu 6T2022 vào khoảng 1,915 tỷ đồng (+12% YoY), luỹ kế lợi nhuận 6 tháng đầu năm đạt 279 tỷ đồng (+17.4% YoY) đạt 50.7% kế hoạch năm 2022. BLĐ ACG khá tự tin với khả năng hoàn thành kế hoạch năm 2022 khi chia sẻ mùa cao điểm ghi nhận doanh thu và lợi nhuận là vào quý 3 và 4. Công ty cũng đã góp vốn 500 tỷ vào Thắng Lợi Group (nắm giữ 13% cổ phần). An Cường là nhà cung cấp toàn bộ sản phẩm nội thất cho các dự án BĐS của Thắng Lợi. Việc góp vốn này có thể mang về cho ACG 100 tỷ LN ròng mỗi năm, theo BLĐ ACG. Lượng tiền mặt và các khoản đầu tư tài chính ACG trong cơ cấu tài sản đang chiếm khá lớn trong cấu trúc tài sản, việc này giúp ACG có khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh mà không quá phụ thuộc và nguồn vốn vay.


Kế hoạch kinh doanh của ACG giai đoạn 2022 - 2025


An Cường tự tin với kế hoạch mở rộng khoảng 23 tỉnh thành trong năm 2022, dự kiến sẽ phủ sóng 53 tỉnh thành vào 2023.

Mảng xuất khẩu của công ty sẽ có nhiều dư địa tăng trưởng hơn trong giai đoạn tới, BLĐ đặt mục tiêu doanh thu xuất khẩu có thể đạt 50 triệu USD trong 2024. Ngoài ra, An Cường có kế hoạch làm việc với đối tác chiến lược của mình đồng thời cũng là cổ đông công ty trong việc phân phối bán lẻ đồ nội thất công nghiệp tại thị trường Mỹ.


Rủi ro đầu tư ACG


ACG phát triển theo thị trường BĐS nên có sự phụ thuộc khá lớn vào thị trường này, thị trường bất động sản làm cho tiến độ nghiệm thu các công trình chậm trễ, kéo theo các chi phí khác tăng.

Hiện nay, BLĐ cũng nhận định rõ và chia sẻ về khó khăn của mảng nội thất khi thị trường BĐS hạ nhiệt, thị trường xuất khẩu cũng có dấu hiệu chậm lại do kinh tế các thị trường xuất khẩu gặp khó khăn và đối mặt với nguy cơ suy thoái.

Ngành cũng có tính chu kỳ khá rõ , chủ yếu doanh thu được ghi nhận vào cuối năm khi nhu cầu thay đổi nội thất tăng cao.

Nhận định


FIDT nhận định ACG là doanh nghiệp có tiềm năng trong xu hướng chuyển dịch sử dụng các sản phẩm gỗ công nghiệp thay cho gỗ tự nhiên, ngoài ra, tầm nhìn ban lãnh đạo muốn truyền đạt cũng được FIDT nhận thấy rõ và đánh giá rất cao sự chuyên nghiệp trong quy trình vận hành lẫn trong kế hoạch phát triển kinh doanh. Tuy nhiên, FIDT đánh giá nên đầu tư ACG với tầm nhìn dài hạn trong tăng trưởng và ít kỳ vọng vào sự đột biến trong kinh doanh của công ty trong giai đoạn 1, 2 năm tới.


Phụ lục








Comments


bottom of page