top of page

BÁN LẺ - Phục hồi mạnh mẽ


  • Phục hồi mạnh mẽ so với nền thấp năm 2021

  • Tăng trưởng dài hạn ổn định nhờ lợi thế về dân số trẻ và gia tăng tầng lớp trung lưu



Ngắn hạn: Tích cực



Chúng tôi cho rằng trong ngắn hạn, nhóm Bán lẻ sẽ hưởng lợi nhờ xu hướng mua sắm trở lại hậu covid và thu nhập người dân phục hồi.


Tăng trưởng tổng mức bán lẻ 2 tháng trong Q2 đạt lần lượt 11.3% và 21.3%. Dự kiến kết quả kinh doanh quý 2/22 của các doanh nghiệp bán lẻ tiếp tục tích cực.


Sự phục hồi sẽ mạnh mẽ hơn ở quý 3 so với mức thấp cùng kỳ, khi tổng mức bán lẻ sụt giảm mạnh trong thời gian lockdown, bắt đầu từ tháng 6/2021 đến tháng 10/2021.


Việt Nam có thể phải đối mặt với lạm phát trong vài tháng tới trước diễn biến không thuận lợi của thế giới. Tuy nhiên, bối cảnh mỗi quốc gia là khác nhau, nhóm Bán lẻ được kỳ vọng sẽ ghi nhận mức tăng tốt trong 2022 nhờ nền kinh tế hồi phục so với nền thấp năm trước.
 


Dài hạn: Tích cực


Kinh tế Việt Nam vẫn trong giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ, cao nhất khu vực với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (2010-2020) là 8.9%, cao hơn so với Ấn Độ (4.7%), Thái Lan (3.9%), Indonesia (3.4%).

Yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng mảng bán lẻ là nhân khẩu học, Việt Nam với lợi thế về:

  • Top 3 khu vực Đông Nam Á với 98 triệu dân, sau Indonesia (272 triệu) và Philippines (110 triệu).

  • Cơ cấu dân số vàng: Việt Nam đang ở năm thứ 17-18 của chu kỳ dân số vàng, bắt đầu vào những năm 2000 và dự kiến sẽ kết thúc vào năm 2035-2040. Cụ thể, tỷ trọng độ tuổi 15-64 chiếm 69% tổng dân số Việt Nam, đây là độ tuổi có nhu cầu tiêu dùng cao.


Cơ cấu dân số vàng: tỷ trọng độ tuổi 15-64 chiếm từ 67% trở lên

  • Đô thị hóa còn thấp và tầng lớp trung lưu gia tăng sẽ giúp phát triển các kênh bán lẻ hiện địa. So với các nước trong khu vực, tỷ lệ đô thị hóa ở Việt Nam vẫn còn thấp, chỉ 40% tính đến cuối 2021, tương đương Trung Quốc (2002), Thái Lan (2007).

  • Ngoài ra, tín dụng tiêu dùng đang trở nên phổ biến những năm gần đây cũng giúp thúc đẩy sức mua.


Kinh tế trên đà phát triển đi kèm lợi thế về dân số trẻ (những người có sức mua tốt và dễ tiếp cận với dịch vụ tài chính) là động lực phát triển mảng tiêu dùng và bán lẻ.

 

Lưu ý nhà đầu tư


Quý khách nên đọc kỹ các rủi ro mà chúng tôi có dự phòng và đề cập trong báo cáo cũng như nhận diện về rủi ro thị trường để có lựa chọn đầu tư hiệu quả.


(*) Báo cáo này là tài sản và được giữ bản quyền bởi FIDT. Không được phép sao chép, phát hành cũng như tái phân phối báo cáo vì bất kỳ mục đích gì nếu không có văn bản chấp thuận của FIDT. Vui lòng ghi rõ nguồn khi trích dẫn nếu sử dụng các thông tin trong báo cáo này. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn quý khách hàng!


FIDT - Focus On Performance


Comments


bottom of page