FIDT nhận định
Kết quả đánh giá từ Hệ thống quản trị rủi ro FIDT (RMS) ở mức TRUNG TÍNH, tuy nhiên mức độ rủi ro tiếp tục đà giảm từ 36.00% xuống 35.70%.
Cụ thể như sau:
Vĩ mô tuy vẫn ở mức TIÊU CỰC nhưng bắt đầu có dấu hiệu ổn định hơn và các thông tin tiêu cực đã phản ánh nhiều
Yếu tố động lượng và kỹ thuật tiếp tục tích cực hơn
Qua đó, FIDT khuyến nghị nhà đầu tư có thể phân bổ cổ phiếu 60-70% trong danh mục. NĐT xem Chi tiết đánh giá RMS tại đây.
Về danh mục đầu tư và triển vọng các nhóm ngành, khách hàng CCI vui lòng xem tại đây.
Cập nhật danh mục đầu tư: Xem chi tiết tại đây.
Tình hình kinh tế vĩ mô trong nước
Một vài điểm tích cực, cụ thể:
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP):
T7.22: +1,6% (sv T6.22) +11,2% (sv T7.21) trong đó, ngành chế biến, chế tạo +12,8% (sv T7.21)
7T.22 như hình sau:
Bán lẻ và tiêu dùng:
T7.22 ước 486k tỷ: +2,4% (sv T6.22) +42,6% (sv T7.21)
7T.22 như hình sau:
FIDT nhận định
Nhìn vào các con số tăng trưởng của sản xuất, bán lẻ, tiêu dùng được tô đậm phía trên chúng ta thấy được:
(1) sản xuất, tiêu dùng ở Việt Nam mình tiếp tục tăng trưởng tích cực so với tháng 6 vốn là tháng đã tăng trưởng
(2) so với cùng kỳ năm rồi là giai đoạn nền kinh tế VN trì trệ thì T7.2022 đã có bước tăng trưởng rất rõ rệt 2 con số báo hiệu Q3.2022 là 1 quý tăng trưởng rất cao so với nền thấp năm trước
Xuất nhập khẩu:
Trước lo lắng từ kỳ 1 tháng 7 (nửa đầu tháng) Việt Nam nhập siêu khoảng 2 tỷ USD thì nửa sau của tháng 7 chúng ta đã xuất siêu mạnh dẫn đến tính chung tháng 7/2022 Việt Nam xuất siêu 21 triệu USD, tính chung 7 tháng xuất siêu 764 triệu USD
Về cơ cấu nhóm hàng XNK thì trong 7 tháng đầu năm thì:
(1) xuất khẩu chủ yếu là nhóm hàng công nghiệp chế biến chế tạo (chiếm 88.7%)
(2) nhập khẩu chủ yếu là nhóm tư liệu sản xuất (chiếm 94%)
Một số chỉ tiêu kinh tế khác cũng rất tích cực đã được FIDT RS đánh giá nhanh trong subroom, RS gửi lại để các anh chị tiện theo dõi.
FIDT RS nhận định tình hình vĩ mô Việt Nam tháng 7 tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ 2021 với mức tăng trưởng 2 con số vì nền Q3.2021 thấp. Tuy nhiên nhìn theo tháng (MoM) thì các chỉ tiêu sản xuất, bán lẻ, dịch vụ vẫn tăng trưởng rất tốt trên nền cao tháng 6.
FIDT RS vẫn giữ quan điểm thận trọng với RMS ở mức phân bổ 60-70% vào cổ phiếu (mức tăng phân bổ 20% từ đáy) là phù hợp vừa phản ánh nhiều yếu tố vĩ mô Việt Nam vẫn tốt tuy nhiên triển vọng cuối năm cần phải theo dõi thêm nhưng vừa thận trọng do chưa có chất xúc tác (catalyst) mạnh cho thị trường FIDT vẫn đang theo dõi.
Cập nhật thông tin vĩ mô trong tuần vừa qua
1. GDP Mỹ âm 2 quý liên tiếp
Tuần qua Mỹ đã công bố chỉ số GDP với mức âm 0.9% so với quý liền kề. Đây là quý liền kề thứ 2 âm liên tiếp, do đó về mặt kỹ thuật thì có thể nói kinh tế Mỹ đang rơi vào suy thoái.
Nếu so sánh với cùng kỳ (yoy) thì GDP Mỹ Q1 đã tăng trưởng 3.5% và Q2 tăng trưởng 1.6%.
Vì thế, khái niệm suy thoái kỹ thuật ở đây khá mong manh và cũng chưa thể chắc chắn. Và điều này cũng lý giải vì sao số việc làm ở Mỹ vẫn đang tốt.
Nếu nhìn nhận theo các số liệu được công bố thì cho thấy xu hướng rõ là nền kinh tế Mỹ đang bị ảnh hưởng và suy yếu bởi lạm phát, vốn phát sinh từ giá lương thực và năng lượng leo cao:
- Tiêu dùng hàng hóa đang giảm lại và là quý giảm thứ hai liên tiếp.
- Đầu tư mới của khối tư nhân giảm mạnh nhất kể từ lúc bùng phát dịch tới nay.
2. FED tăng lãi suất và sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất trong thời gian tới
Mặc dù FED đã tăng lãi suất 0,75% trong kỳ vọng tuần qua. Nhưng họ cũng đã công bố sẽ có kế hoạch giảm tốc độ tăng lãi suất trong các kỳ họp tới vì kinh tế Mỹ đang suy yếu.
Trong kỳ họp, ko có thành viên FED nào muốn tăng ls vượt 0.75% và một số thành viên quyết định mức tăng 0.5%
Và điều này đã có những tác động tốt đến thị trường tài chính Mỹ trong tuần qua dựa trên những kì vọng ls sẽ tăng chậm. Đặc biệt là các lớp tài sản mẫn cảm với lãi suất như nhóm cổ phiếu công nghệ, trái phiếu chính phủ Mỹ.
Điều này cũng hàm ý cho thấy:
- Thị trường cũng đã thẩm thấu bớt các đợt tăng lãi suất vừa qua của FED.
- Thị trường đang dần thích nghi với mặt bằng lãi suất hiện tại.
- Với mức tăng vừa qua, thì ls của FED đang tương đương mức đỉnh 2019.
Kế đến câu chuyện của FED là lợi tức trái phiếu chính phủ Mỹ cũng đã giảm mạnh lại từ vùng đỉnh:
- Vì thông điệp của FED bắt đầu giảm tốc độ tăng lãi suất.
- Vì cầu vào trái phiếu bắt đầu tăng trở lại khi các biến động của thị trường tài chính và FED diều hâu đã qua đi.
Ảnh hưởng tới Việt Nam:
- Những biến động lãi suất liên ngân hàng trong tuần vừa qua cũng đã phản ánh đợt tăng lãi suất này của FED.
- Việc FED giảm áp tốc độ tăng lãi suất trong tháng 9 cũng như lợi tức trái phiếu chính phủ Mỹ giảm đi giúp giảm kỳ vọng về đồng usd và giúp giảm áp lực tỷ giá, và giúp giảm bớt căng thẳng áp lực tăng lãi suất ở trong nước.
Về lãi suất liên ngân hàng:
Sau khi có mức tăng mạnh lên hơn 5% trong tuần vừa qua. Thì đến cuối tuần lãi suất liên ngân hàng đã đột ngột giảm về mức dưới 1%. Nguyên nhân có thể do lượng tín phiếu mà SBV bơm ra đến kì đáo hạn và SBV lại hút tín phiếu về. Tuy nhiên, sau biến động này cũng cho thấy:
1. Tính thanh khoản của hệ thống vẫn đang rất tốt. Điều này giúp hệ thống tránh được các rủi ro trong tương lại. Trong tuần sau RS FIDT sẽ có cập nhật toàn cảnh về hệ thống ngân hàng.
2. Xu hướng thúc ép tăng lãi suất của SBV. rõ ràng với áp lực từ tỷ giá và FED tăng ls, thì SBV cũng ko thể ngồi yên. Do đó thông qua các động thái nghiệp vụ ở thị trường liên ngân hàng cũng cho thấy ý chí ép mặt bằng lãi suất ở Việt Nam đi lên.
Tuy nhiên, với sức khỏe cả hệ thống đang tốt như hiện nay, và các yếu tố về vĩ mô về Việt Nam mà sếp Phương đã cập nhật đang duy trì tốt. Thì FIDT vẫn giữ nguyên quan điểm xu hướng lãi suất đi lên sẽ diễn ra chậm và nhẹ nhàng từ giờ đến cuối năm.
Góc nhìn kỹ thuật thị trường và nhóm ngành
Lưu ý: Các nhận định kỹ thuật của chúng tôi chỉ mang tính chất tham khảo, Quý Nhà đầu tư vui lòng tham khảo các nhận khác liên quan đến phân tích cơ bản để định hướng đầu tư tốt nhất. Xin cảm ơn.
VN-Index có tuần giao dịch tốt với thanh khoản ở mức dưới trung bình. Kết thúc tuần, VN-Index đóng cửa tại giá 1206, tăng 11.5 điểm (+1%) và đây là tuần tăng điểm thứ 3 liên tiếp sau khi tạo đáy ngắn hạn. Nhiều nhóm ngành tăng mạnh và vượt trội hơn thị trường chung như:
Ngân hàng (+2%), Chứng khoán (+3.9%), Bất động sản (+3.5%), Xây dựng (+3%), Khu công nghiệp (+3.5%),…nhưng vẫn có những nhóm tiếp tục giảm mạnh và dòng tiền rút ra như: Dầu khí (-1.5%), Thép (-5.7%), Thủy sản (-2.9%)…
(Hình tương quan tăng giảm các nhóm ngành từ 02/2022 đến nay)
Tín hiệu từ Bot của FIDT đang cho trạng thái Nắm giữ trên khung thời gian ngắn hạn (Dưới 1 tháng). Do thị trường liên tiếp đi ngang quanh ngưỡng 1180 làm tăng rủi ro điều chỉnh (xem kỹ hơn trong nhận định VN-Index khung Daily bên dưới).
Với tín hiệu trung hạn trạng thái yếu đã cho tín hiệu TRUNG LẬP sau khi khung thời gian lớn đang cho tín hiệu yếu.
Trên đồ thị tháng, VN-Index đang cân bằng ngắn hạn lại với nến rút chân khá dài trong vùng của hai nến giảm mạnh trước đó sau khi out khỏi cạnh dưới của dãy BB band. Lực bán đã yếu dần và đã có cơ hội cho phe cầu áp đảo lại trong khung thời gian này sau giai đoạn bị bán áp đảo mạnh và kéo giá hồi phục lên. Việc chạm vào hỗ trợ 1142 và hồi lên lại đem lại nhiều tín hiệu tích cực khi đang phản ứng tốt với hỗ trợ này, không thủng có thể mang lại nhiều cơ hội hơn để hồi phục trở lại. Các chỉ báo động lượng đang tiếp tục cho tín hiệu bán làm cho mức độ hồi phục nếu có ở khung thời gian này tiếp tục ở mức thấp. Nếu tiếp tục giảm, thị trường có thể giảm về lại vùng hỗ trợ 1120 tại EMA50 và mức hồi phục quanh vùng 1250. Thị trường trên khung này mặc dù đang yếu khi giao dịch tại vùng thấp, nhưng với nến hiện tại đang giúp cho xác xuất tạo đáy ở vùng này tăng dần lên.
Trên khung thời gian tuần, VN-Index tăng mạnh nến thứ 3 liên tiếp và mức cao nhất của tuần qua đã chạm vào vùng đỉnh cũ tại giá 1217 với thanh khoản ở mức thấp hơn trung bình. Việc hồi lên liên tiếp được sự trợ giúp của lực cầu mạnh và dòng tiền trung hạn đã cải thiện về mức trung bình giúp động lượng ở khung thời gian này tốt hơn và giảm rủi ro điều chỉnh. Các chỉ báo động lượng đang quay lại cho mua ở khung này như chỉ báo RSi và STO đã xác nhận cho tín hiệu mua, hơn nữa giá đang có tín hiệu phân kỳ với chỉ báo RSI sẽ xác nhận khi VN-Index break qua khỏi EMA10 tại giá 1225 ở khung tuần, cho mục tiêu tăng tiếp quanh giá quanh vùng 1280 tại EMA20.
Trên khung thời gian này, mẫu hình hai đáy Adam-Eva đang hình thành nhưng để xác nhận còn khoảng cách khá xa tại điểm braek 1305 nên vẫn trong vùng xem xét mẫu hình này cho mục tiêu trung hạn hơn. Ngắn hạn, VN-Index trên khung này sẽ hồi phục tiến về mục tiêu giá 1250-1280 và hỗ trợ ngắn hạn giá 1137-1140.
Trên đồ thị ngày, VN-Index đã có nhịp pull back thành công sau khi điều chỉnh chạm về hỗ trợ ngắn hạn quanh giá 1180 của EMA10 sau nhịp out band BB và đóng cửa cuối tuần ở mức gần cao nhất của tuần.
Lực bán trong phiên cuối tuần một lần nữa đã bị bán áp đảo mạnh lên sau nhiều phiên cầu tốt khi chạm vào vùng kháng cự 1218-1220. Nhưng dòng tiền đang khá mạnh ở ngắn hạn, giúp cho thị trường mặc dù điều chỉnh nhưng ở mức thấp và không bị giảm quá sâu và vẫn ở trong xu hướng tăng tại vùng đáy 1150.
VN-Index trong tuần qua có Gap tăng tốt tại vùng 1194 với thanh khoản cao đã xác nhận nhịp tăng lên sau khi test lại hỗ trợ giá 1180 cho thấy sự chắc chắn của nhịp hồi phục này để tiến về các mục tiêu cao hơn. Đóng nến cuối tuần khá yếu khi ở mức thấp nhất phiên sau khi đã out band BB, đây có thể là việc điều chỉnh trong phiên để tránh phải vào lại nhịp pullback như đoạn trước đó và sẽ vào nhịp tăng lại ổn định hơn.
Thị trường đã hồi phục lại tốt, nhưng sau đoạn giảm mạnh trước đó thì VN-Index khi hồi phục sẽ gặp khá nhiều vùng cung ở phía trên (vùng kháng cự), nên đoạn này khả năng cao thị trường sẽ vừa tăng vừa chỉnh và ở biên độ dao động thấp và tại những phiên điều chỉnh là cơ hội để mua các cổ phiếu cho mục tiêu tăng xa hơn theo thị trường chung.
VN-Index đang vào lại xu hướng tăng ngắn hạn, mục tiêu tăng ngắn quanh vùng 1225 tại EMA50, break thành công sẽ cho mục tiêu tăng tiếp quanh giá 1260-1280 tại Gap giảm mạnh trước đó. Việc thị trường xuất hiện những phiên điều chỉnh nhẹ sau phiên tăng mạnh sẽ xảy ra thường xuyên hơn vì vốn dĩ thị trường sẽ chạm vào các vùng kháng cự ngắn hạn. Hỗ trợ tốt quanh giá 1195-1200 tại EMA20.
Đồ thị các ngành
Trạng thái kỹ thuật các nhóm ngành:
Nhóm Bán lẻ sau đoạn hồi lên đã tiếp tục điều chỉnh lại với thanh khoản gia tăng và đóng cửa ở vùng khá thấp. Lực bán đang áp đảo khá mạnh khi dòng tiền về mức thấp đã làm cho động lượng tăng rất yếu. Nhóm này vẫn ở trong sóng tăng ở trung hạn nhưng ngắn hạn đang test lại hỗ trợ tốt tại giá 187, nếu thủng có thể vào lại nhịp điều chỉnh sâu hơn về lại hỗ trợ đáy cũ tại giá 170. Tín hiệu đang khá yếu, nên chờ xác nhận đáy ngắn hạn để tín hiệu tăng tốt hơn.
Nhóm Bank quốc doanh hồi phục tốt hơn trong tuần qua với thanh khoản gia tăng. Nhóm này đã chính thức xác nhận braek qua khỏi nền tích lũy trong mẫu hình tam giác tăng với điểm braek quanh giá 170. Nhưng động lượng ngắn hạn ở mức thấp khi lực bán đang áp đảo ngắn hạn tại vùng kháng cự của EMA100 giá 176 nhưng dòng tiền đang ở mức tốt đã kéo giá cp lên lại. Break qua khỏi kháng cự này, cho mục tiêu tăng tiếp theo quanh giá 180-185 và xa hơn quanh giá 200. Hỗ trợ ngắn hạn tại giá 170 của EMA50.
Nhóm Bank tư nhân liên tục tạo các đỉnh đáy cao dần và xác nhận break qua khỏi EMA50 với thanh khoản ở mức cao, cơ bản nhóm này đã vào lại nhịp tăng ngắn hạn. Lực cầu đang áp đảo lại và dòng tiền cải thiện làm cho sức mạnh tăng giá ở nhóm này cải thiện tốt hơn đoạn tích lũy trước đó. Mục tiêu tăng ngắn hạn quanh giá 240 và hỗ trợ tốt quanh giá 210. Trong trung hạn, nhóm này đã xác nhận tạo đáy quanh giá 190 và đã an toàn hơn cho nhịp giải ngân ở nhóm này.
Cổ phiếu đáng chú ý: MBB, TCB.
Nhóm Bất động sản đã braek qua khỏi nền tích luy quanh giá 195 để tiếp tục tăng lên với động lượng ở mức cao. Lực cầu đã áp đảo mạnh lại sau đoạn cân bằng với phe cung để hấp thụ hết lực bán cùng dòng tiền lớn đã giúp nhóm này hồi phục đáng kể. vùng đáy trung hạn đã xác nhận tại đáy đôi quanh giá 170 và đã tăng tới hiện tại. Mục tiêu tăng ngắn hạn quanh giá 216 tại EMA100 sau khi đã braek qua khỏi EMA50 và hỗ trợ ngắn hạn quanh giá 190.
Cổ phiếu đáng chú ý: DIG, NLG, DXG.
Nhóm Cảng biển mặc dù đang khá yếu nhưng cũng kịp thời hồi phục lại sau khi test đáy thành công quanh giá 250 với thanh khoản thấp. Trong tuần qua nhóm này có sự vận động khá yếu so với thị trường khi chỉ đi ngang để tích lũy lại. Lực bán đang áp đảo khá mạnh nhưng dòng tiền không giảm sâu đã giúp nhóm này tạm cân bằng nhưng còn khá yếu. Trong trung hạn, nhóm này vẫn ở xu hướng tăng nhưng để tăng lại trong ngắn hạn cần động lượng mạnh. Hỗ trợ ngắn hạn quanh giá 250 và mục tiêu ngắn giá 280.
Nhóm Chứng khoán trong tuần qua đã test lại hỗ trợ tốt quanh giá 250 và hồi phục nhẹ lên với thanh khoản gia tăng. Nhưng lực bán ở nhóm này tiếp tục gia tăng mạnh khi hồi phục là tín hiệu yếu, mặc dù đang ở trong sóng hồi phục tốt nhưng sẽ khó tăng mạnh trong ngắn hạn. Dòng tiền đang cài thiện hơn tuần trước, nếu lực bán yếu đi có thể giúp nhóm này tăng tiếp, cho mục tiêu ngắn giá 2810 và hỗ trợ tốt quanh giá 250.
Cổ phiếu đáng chú ý: VCI-HCM
Nhóm Dầu khí đang nổ lực hồi phục lên sau khi test đáy thành công quanh giá 125. Nhưng cp này đang hồi lên khá yếu với lực bán tiếp tục áp đảo và dòng tiền ở mức thấp làm cho động lượng hồi phục ở mức thấp. Hơn nữa khi hồi lên, nhóm này đã chạm lại vào kháng cự ngắn giá 140 đã đè giá nhóm này điều chỉnh lại. Trong trung hạn, Dầu khí vẫn đang đi ngang ở trung hạn, braek thành công kháng cự 140 sẽ xác nhận tín hiệu vào lại xu hướng tăng ngắn hạn, cho mục tiêu xa hơn quanh giá 150. Hỗ trợ tốt giá 130.
Nhóm Dệt may vẫn đang giao dịch khá yếu khi chưa thể xác nhận đáy thành công. Nhóm này đã hồi phục lên nhưng khi chạm vào kháng cự ngắn giá 230 tại EMA20 đã làm cho nhóm này điều chỉnh lại với lực bán đang áp đảo ngắn hạn. Dòng tiền đang khá yếu và đang ở mức cực thấp nên chưa thể hỗ trợ đà hồi phục của nhóm này. Kháng cự ngắn hạn quanh giá 230, break cho mục tiêu hồi tiếp quanh giá 240. Tín hiệu đang khá xấu, nên chờ xác nhận đáy trong trung hạn.
Nhóm Khu công nghiệp tăng mạnh trong tuần qua khi đã break qua khỏi nền tích lũy quanh giá 290 với thanh khoản đột biến. Nhóm này đang trong nhịp tăng tốt lại sau khi xác nhận ba đáy quanh giá 250. Động lượng tăng của nhóm này đang ở mức cao, cho mục tiêu tăng tiếp quanh giá 330 tại đỉnh cũ và xa hơn quanh giá 350. Hỗ trợ ngắn hạn quanh giá 290 tại EMA50. Xu hướng hồi phục được xác nhận
Cổ phiếu đáng chú ý: BCM-KBC-PHR-SZC.
Nhóm Thép đã điều chỉnh lại trong tuần qua sau khi out band BB tại giá 270. Lực bán nhóm này đang áp đảo lại và dòng tiền về mức thấp làm cho nhóm này quay đầu thủng hỗ trợ ngắn hạn giá 255 tại EMA20 và test lại đáy cũ giá 240. Xu hướng trung hạn đang giảm mạnh và chưa có vùng xác nhận đáy nên diễn biến của nhóm này sắp tới sẽ khá xấu. Hỗ trợ sâu hơn quanh giá 220 tại đáy cũ.
Nhóm Thủy sản đã test lại đáy cũ quanh giá 180 trong tuần qua với thanh khoản ở mức cực thấp. Lực bán đang tiếp tục áp đảo mạnh và dòng tiền yếu làm cho nhịp hồi phục ở đoạn trước khá yếu nên nhanh chóng giảm lại. Xu hướng trong trung hạn của nhóm này vẫn tăng nhưng ngắn hạn đang khá yếu và cần test lại vùng hỗ trợ. Hỗ trợ sâu hơn quanh giá 170 và chờ xác nhận đáy ngắn hạn. Tín hiệu đang khá yếu.
Nhóm Xây dựng tăng lên và tiếp tục chạm lại kháng cự ngắn giá 170 tại EMA50 với thanh khoản cao. Nhưng lực bán đang tiếp tục áp đảo khá mạnh khi nhóm này hồi phục và dòng tiền đang tốt đã giúp cổ phiếu của nhóm này tránh bị giảm sâu. Mục tiêu tăng tiếp quanh giá 190-200 và hỗ trợ tốt quanh giá 160. Xu hướng hồi phục đang mạnh hơn.
Lưu ý nhà đầu tư
Quý khách nên đọc kỹ các rủi ro mà chúng tôi có dự phòng và đề cập trong báo cáo cũng như nhận diện về rủi ro thị trường để có lựa chọn đầu tư hiệu quả.
(*) Báo cáo này là tài sản và được giữ bản quyền bởi FIDT. Không được phép sao chép, phát hành cũng như tái phân phối báo cáo vì bất kỳ mục đích gì nếu không có văn bản chấp thuận của FIDT. Vui lòng ghi rõ nguồn khi trích dẫn nếu sử dụng các thông tin trong báo cáo này. Chân thành cảm ơn quý khách hàng!
FIDT - Focus on Performance
Comments