top of page

Báo cáo tuần 14.11 - 18.11.2022

FIDT nhận định


Kết quả đánh giá từ Hệ thống quản trị rủi ro FIDT (RMS) ở mức TIÊU CỰC, mức độ rủi ro 51.06% (giảm nhẹ so với tuần trước).


Qua đó, FIDT khuyến nghị nhà đầu tư tiếp tục phân bổ cổ phiếu 20-30% trong danh mục đầu tư. NĐT xem Chi tiết đánh giá RMS tại đây.



Về động lượng, dòng tiền phân bổ như hình sau:



Về danh mục đầu tư và triển vọng các nhóm ngành, khách hàng CCI vui lòng xem tại đây.

Cập nhật danh mục đầu tư: Xem chi tiết tại đây.

 

Vĩ mô quốc tế


Về CPI của Mỹ tháng 10/2022:



Lưu ý:

  • Biểu đồ đường (line) là so với năm trước, cột (column) phía dưới là so với tháng trước

  • Màu xanh là CPI, màu cam là Core CPI

Tin mừng là lạm phát đã hạ nhiệt trong tháng 10, theo đó:

  • CPI tăng 0.4% (MoM) thấp hơn kỳ vọng 0.6%

  • Core CPI tăng 0.3% (MoM) thấp hơn kỳ vọng 0.5%



Xét theo cấu phần thì giá thực phẩm đang tiếp tục giảm đà tăng, các cấu phần hàng hóa, dịch vụ đều hạ nhiệt củng cố niềm tin của thị trường rằng số liệu lạm phát sẽ tốt dần và đỉnh lạm phát đã đi qua.



Trong tháng 10, cấu phần năng lượng có biến động mạnh, tuy nhiên cấu phần FIDT quan tâm là shelter (các chi phí liên quan đến nhà ở) vốn dĩ luôn góp 1 phần lớn vào tính giá cả dịch vụ chưa hạ nhiệt trong tháng 10, cấu phần này tiếp tục tăng 0.8%.


Như đã phân tích vào tháng trước, hiện giá nhà tại Mỹ đã hạ nhiệt và điều này có độ trễ khi phản ánh vào shelter. Do đó, hiện đà tăng này vẫn còn nhưng sẽ dần hạ nhiệt trong thời gian tới.


FIDT nhận định với số liệu CPI trên thì lạm phát tại Mỹ đã hạ nhiệt và củng cố cho việc Fed sẽ nâng lãi suất chậm lại trong các đợt sau.


Vĩ mô Việt Nam



Về thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ



Theo data FIDT thống kê, tổng số lượng đến hạn TPDN riêng lẻ của ngành BĐSxây dựng sẽ đến hạn từ nay đến Tết âm lịch lớn hơn 34,8 nghìn tỷ, tập trung vào tháng 12/22 và tháng 1/23, qua đó, áp lực đối với thị trường TPDN BĐS cần quan sát tập trung ở giai đoạn 12/23-01/23 và 06/23-09/23.


Do đó, FIDT cho rằng NĐT cần quan sát động thái của các bên liên quan và các chính sách hỗ trợ/giải cứu thị trường sắp tới. Hiện tại FIDT RMS vẫn khá thận trọng, FIDT sẽ theo dõi và thông tin kịp thời đến Quý nhà đầu tư.


Nhìn rộng hơn thì áp lực TPDN BĐS tập trung nhất vào trước Tết nguyên đán và giảm giai đoạn đầu năm và áp lực cao nhất vào Q3.2023. Số dư TPDN BĐS đến hạn hiện tại tập trung lớn nhất vào 2023 khoảng 123 nghìn tỷ và giảm dần các năm sau.


Quy mô thị trường TPDN riêng lẻ hiện tại:

  • Chiếm 11.52% tổng tín dụng nền kinh tế, trong đó TPDN BĐS riêng lẻ hiện chiếm 3.31%.

  • Bằng 14.53% GDP, trong đó TPDN BĐS riêng lẻ tương đương 4.18%.



Ở thời điểm hiện tại, FIDT cho rằng:

  • Tình trạng "căng thẳng" trên thị trường TPDN BĐS vẫn còn rất lớn và cần quan sát khả năng thanh toán TPDN đến hạn cũng như theo dõi các chính sách của Chính phủ để "khơi thông" cho thị trường này.

  • Nếu chỉ tính riềng TPDN BĐS thì với quy mô nêu trên khó ảnh hưởng lớn đến hệ thống như nhiều bên đã nhận định. Tuy nhiên, sự liên thông của các thành phần trong tổng tín dụng là rất lớn, nếu xét tất cả tín dụng liên quan đến BĐS hiện tại là hơn 20% tổng tín dụng.


Dù đã có nhiều đề xuất được đưa ra nhưng FIDT cho rằng chúng ta cần quan sát thêm và thận trọng tại thời điểm hiện tại, đặc biệt đối với cổ phiếu ngành này.

Về thị trường tiền tệ và tỷ giá



Trong tuần vừa qua, DXY đã giảm sâu và tỷ giá USD/VND cũng giảm căng thẳng, nhìn thấy rõ nhất là tỷ giá chợ đen có dấu hiệu hạ nhiệt. Với việc tỷ giá giảm căng thẳng sẽ hỗ trợ cho NHNN trong việc điều hành chính sách và hỗ trợ thanh khoản hệ thống.



Trước tình trạng căng thẳng thanh khoản của hệ thống, NHNN đã "bơm thanh khoản" ròng hơn 71,500 để hỗ trợ thanh khoản hệ thống thông suốt.



Với việc bơm thanh khoản của NHNN thì lãi suất liên ngân hàng đã hạ nhiệt trong tuần vừa qua, tuy nhiên chúng tôi kỳ vọng lãi suất liên ngân hàng sẽ tăng trở lại mức trung bình 6% (vì mức chênh với lãi suất liên ngân hàng USD tại Mỹ)


FIDT nhận định áp lực thanh khoản trên hệ thống tuần qua đã giảm bớt. Tuy nhiên, áp lực từ thị trường TPDN và giảm tỷ LDR (cho vay/huy động) lên hệ thống NHTM là vẫn tương đối lớn. Với động thái này, chúng tôi không kỳ vọng quá lớn vào tăng trưởng của hệ thống ngân hàng trong quý cuối năm.

Về định giá thị trường




Trước những rủi ro về thị trường TPDN BĐS nêu trên thì hiện định giá P/B của VNIndex ở mức 1.53 lần tương đương vùng đáy dịch Covid, trong khi đó định giá P/E ở mức 9.95 thấp hơn đáy Covid 10.23.


Có thể nói những rủi ro liên quan đến TPDN BĐS và thị trường BĐS đang đối mặt là những rủi ro lớn và khó lường trước ảnh hưởng mà thị trường tài chính không gặp phải trong 1 thập kỉ. Do đó, dù định giá thị trường rẻ nhưng NĐT vẫn nên phân bổ dần bảo đảm sức mua hơn là "all-in".

 

Lưu ý nhà đầu tư


Quý khách nên đọc kỹ các rủi ro mà chúng tôi có dự phòng và đề cập trong báo cáo cũng như nhận diện về rủi ro thị trường để có lựa chọn đầu tư hiệu quả. (*) Báo cáo này là tài sản và được giữ bản quyền bởi FIDT. Không được phép sao chép, phát hành cũng như tái phân phối báo cáo vì bất kỳ mục đích gì nếu không có văn bản chấp thuận của FIDT. Vui lòng ghi rõ nguồn khi trích dẫn nếu sử dụng các thông tin trong báo cáo này. Chân thành cảm ơn quý khách hàng! FIDT - Focus on Performance

Comments


bottom of page