FIDT nhận định
Kết quả đánh giá từ Hệ thống quản trị rủi ro FIDT (RMS) ở mức TRUNG TÍNH, mức độ rủi ro 49.25% (tăng cao từ 42.88% của tuần trước).
Qua đó, FIDT khuyến nghị nhà đầu tư phân bổ cổ phiếu 30-50% trong danh mục đầu tư. NĐT xem Chi tiết đánh giá RMS tại đây.
Về danh mục đầu tư và triển vọng các nhóm ngành, khách hàng CCI vui lòng xem tại đây.
Cập nhật danh mục đầu tư: Xem chi tiết tại đây.
Vĩ mô quốc tế
Câu chuyện nóng nhất tuần qua là câu chuyện FED nâng lãi suất 0.75% và đưa ra các dự báo có phần tiêu cực hơn về bức tranh kinh tế. Các mức lãi suất duy trì cao hơn trong tương lai so với dự đoán của thị trường.
Với động thái này của FED, thị trường chứng khoán và các lớp tài sản rủi ro đã phản ứng tiêu cực, giá hàng hóa giảm trước lo ngại triển vọng kinh tế xấu đi do động thái quyết liệt từ FED. Việc Fed nâng lãi suất đã gây áp lực lên tỷ giá trên toàn cầu.
Tính từ đầu năm đến nay, VND là đồng tiền ít bị mất giá và tỷ giá ổn định so với đồng USD nhờ vào những nỗ lực bình ổn tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước.
Xét trên bình diện toàn cầu, sau quyết định nâng lãi suất của FED, các đồng tiền trên toàn cầu tiếp tục mất giá mạnh so với USD (phần đuôi bên phải dốc lên của các đường biến động tỷ giá).
Câu chuyện đáng chú ý hơn cả nằm ở đồng bảng Anh của "Xứ sở sương mù", tỷ giá GBP/USD về dưới 1.1 với việc mất giá 24.6% (đường màu xanh dương). Đồng Bảng mất giá mạnh tuần qua không chỉ đến từ việc FED nâng lãi suất mà còn đến từ thông báo tài khóa do Bộ trưởng tài chính của Anh vừa công bố. Theo kế hoạch này, Anh sẽ thực hiện cắt giảm thuế hàng loạt:
Thuế thu nhập cá nhân mức cơ bản giảm từ 20% xuống 19%.
Thuế thu nhập cá nhân với mức thu nhập trên 150 Nghìn bảng hạ từ 45% xuống 40%.
Thuế thu nhập doanh nghiệp giữ nguyên mức 19% (thay vì kế hoạch tăng lên 25%).
Kết hợp với kế hoạch công bố đầu tháng này khi Thủ tướng mới lên về hỗ trợ giá điện cho người dân và doanh nghiệp trong 6 tháng kể từ tháng 10/2022, ước tính tiêu tốn ít nhất 60 tỷ bảng.
Ngay lập tức đồng bảng Anh và trái phiếu chính phủ Anh mất giá (yield tăng) do lo ngại của các nhà đầu tư toàn cầu về nước Anh.
Vậy tại sao các chính sách hỗ trợ nền kinh tế của Chính phủ Anh lại gây hiệu ứng tiêu cực như trên?
Thứ 1, thế giới và nước Anh đang "chiến đấu" với lạm phát. Việc dùng các biện pháp cắt giảm thuế trên diện rộng chứ không hỗ trợ theo đối tượng cụ thể có thể khiến lạm phát tiếp tục kéo dài.
Thứ 2, với việc giảm thuế như trên, chính phủ Anh phải huy động nợ thêm 70 tỷ bảng (3.2% GDP) từ đây đến cuối năm và sẽ tiếp tục tăng nợ vào các năm sau đó. Trong bối cảnh lãi suất tăng thì gánh nặng chi phí huy động sẽ cao hơn nhiều.
Nhìn lại lịch sử, trước việc giá dầu tăng cao khiến lạm phát cao của những năm 1970s, nước Anh đã làm "y hệt" khi thực hiện cắt giảm thuế vào năm 1972 và sau đó nước Anh rơi vào khủng hoảng, phải nhờ IMF cứu trợ vào năm 1976. Do đó, giới đầu tư toàn cầu đang rất lo ngại về kế hoạch này.
Về thị trường Bất động sản
Trước đà tăng lãi suất của FED, thị trường Bất động sản Mỹ đã dần "ngấm đòn".
Lãi suất cho vay mua nhà kỳ hạn 30 năm đã tăng nhanh và số lượng giao dịch Bất động sản tại Mỹ đã giảm về mức 4.8 triệu giao dịch/tháng (thấp hơn mức trước dịch Covid: hơn 5 triệu).
Số lượng nhà bắt đầu xây mới có bước phục hồi nhẹ nhưng số giấp phép xây dựng đã cắt giảm xuống và dự báo thị trường sắp tới tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Do đó thị trường có thể kéo theo triển vọng các cổ phiếu xuất khẩu đồ dùng nội thất của Việt Nam như gỗ và đá (VCS, PTB....) sẽ tiếp tục còn tiêu cực trong thời gian tới.
Về kỳ vọng thì người mua nhà đã kỳ vọng giá nhà sắp tới sẽ giảm (đường màu đen) và giá thuê sẽ tăng chậm lại.
Nhìn trên góc độ toàn cầu
Giá bất động sản toàn cầu đã đảo chiều đi xuống do ảnh hưởng bởi lo ngại về triển vọng kinh tế và lãi suất cao hơn.
Phân khúc Bất động sản bán lẻ (màu xám) đang trong giai đoạn phục hồi sau dịch đã bắt đầu giảm trở lại do các lo ngại về lạm phát và tiêu dùng suy giảm.
Kéo theo đó là văn phòng cho thuê cũng giảm đi sau khi triển vọng kinh tế toàn cầu đang xấu đi.
Bất động sản dân cư sau đà tăng trong giai đoạn dịch thì nay cũng chững lại và giảm nhẹ.
Điểm sáng nhất từ dịch đến nay là Bất động sản công nghiệp (đường màu đỏ).
Vĩ mô Việt Nam
Trước áp lực từ FED thì Ngân hàng Nhà nước đã nâng lãi suất điều hành và trần lãi suất huy động dưới 6 tháng để thích nghi với tình hình mới.
Việc nâng lãi suất phải khẳng định là không tốt cho thị trường vì:
Chi phí vay vốn của các doanh nghiệp sẽ tăng (tăng chi phí tài chính).
Lãi suất chiết khấu các dòng tiền cũng sẽ tăng nên làm giảm độ hấp dẫn.
FIDT đánh giá tăng lãi suất sẽ có những tác động khác nhau đến các nhóm doanh nghiệp. Nhóm ngân hàng bị ảnh hưởng đến NIM, các doanh nghiệp vay nợ nhiều có thể gặp áp lực về chi phí tài chính và các doanh nghiệp có nhiều tiền gửi sẽ được hưởng lợi trong giai đoạn này.
Lưu ý nhà đầu tư
Quý khách nên đọc kỹ các rủi ro mà chúng tôi có dự phòng và đề cập trong báo cáo cũng như nhận diện về rủi ro thị trường để có lựa chọn đầu tư hiệu quả. (*) Báo cáo này là tài sản và được giữ bản quyền bởi FIDT. Không được phép sao chép, phát hành cũng như tái phân phối báo cáo vì bất kỳ mục đích gì nếu không có văn bản chấp thuận của FIDT. Vui lòng ghi rõ nguồn khi trích dẫn nếu sử dụng các thông tin trong báo cáo này. Chân thành cảm ơn quý khách hàng! FIDT - Focus on Performance
Komentáre