FIDT nhận định
Kết quả đánh giá từ Hệ thống quản trị rủi ro FIDT (RMS) ở mức TRUNG TÍNH, mức độ rủi ro 41.13% (tăng nhẹ so với tuần trước).
Qua đó, FIDT khuyến nghị nhà đầu tư phân bổ cổ phiếu với tỷ trọng 50-60% trong danh mục đầu tư. NĐT xem Chi tiết đánh giá RMS tại đây.
Tỷ trọng phân bổ RMS giảm 10% và rủi ro tăng nhẹ do điểm TA giảm so với tuần trước.
Theo đó, giá trị giao dịch trong tuần ghi nhận sự sụt giảm mạnh so với tuần trước cùng với tỷ trọng dòng tiền chỉ tập trung vào nhóm MID và Small nên điểm TA của thị trường giảm.
Về danh mục đầu tư và triển vọng các nhóm ngành, khách hàng CCI vui lòng xem tại đây.
Cập nhật danh mục đầu tư: Xem chi tiết tại đây.
Vĩ mô quốc tế
Thu nhập và tiêu dùng Mỹ
Tiêu dùng tại Mỹ tháng 11 tăng 0.1% so với tháng 10, nếu loại trừ yếu tố lạm phát thì tiêu dùng tháng 11 đi ngang so với tháng 10. Tăng trưởng tiêu dùng chững lại dù trong mùa cao điểm cho thấy kinh tế Mỹ đang chững lại, một phần cho thấy chính sách thắt chặt tiền tệ của Fed đang tác động nhất định.
Lưu ý: Đây là cấu phần lớn nhất đóng góp gần 70% GDP nên các cuộc suy thoái thường đi kèm với tiêu dùng suy giảm.
So với cùng kỳ thì tiêu dùng tăng trưởng 7.7% (đường màu cam), trong khi thu nhập khả dụng tăng chậm hơn dẫn đến tỷ lệ tiết kiệm của người Mỹ ở mức 2.4% (đường màu xanh), mức rất thấp trong lịch sử.
Câu hỏi được nhiều nhà đầu tư quan tâm là vì sao người Mỹ vẫn chi tiêu mạnh trong suốt thời gian qua giúp GDP vẫn tăng và áp lực lạm phát vẫn lớn dù Fed đã thắt chặt chính sách và thực tế là tỷ lệ tiết kiệm đang giảm sâu?
FIDT nhìn lại lịch sử và thu thập data về thu nhập, chi tiêu để lý giải cho việc này:
Hình trên giúp chúng tôi giải thích cho câu hỏi trên.
Thứ 1, trong giai đoạn đại dịch người dân không thể chi tiêu và tiêu dùng giảm mạnh thể hiện ở vùng màu xanh dương sụt mạnh năm 2020.
Thứ 2, thu nhập khả dụng lại tăng mạnh (vùng màu cam + xanh dương) nhờ vào trợ cấp và phúc lợi của Chính phủ Mỹ trong dịch.
Điều này dẫn đến khoản tích lũy thặng dư (tiết kiệm tuyệt đối) vùng màu cam tăng mạnh từ tháng 3/2020 đến giữa 2021. Nhờ vào phần tích lũy lớn trong dịch, sau khi hoạt động kinh tế phục hồi người dân đã tăng mạnh chi tiêu. Dù tiết kiệm gần đây rất thấp (vùng cam thu hẹp đáng kể) nhưng đang bù đắp bởi khoản tiết kiệm thặng dư tích lũy trong dịch.
Đó chính là lý do vì sao chúng ta thấy người Mỹ vẫn chi tiêu mạnh dù rõ ràng các tác động của Fed lên tổng thu nhập khả dụng đã bắt đầu cảm nhận được.
Vậy điều này cho chúng ta chỉ báo gì cho tương lai?
Để trả lời câu hỏi này FIDT so sánh các khoản tiết kiệm của người Mỹ từ dịch đến hiện tại so với xu hướng tiết kiệm thông thường trước dịch.
Dựa trên tính toán và dự phóng xu hướng tiết kiệm, FIDT nhận thấy tiết kiệm thặng dư mạnh kéo dài 14 tháng và tiết kiệm thấp hơn thông thường kéo dài 15 tháng đến hiện tại.
Với thặng dư tiết kiệm còn lại, FIDT đánh giá việc người Mỹ chi tiêu mạnh trên cơ sở tiết kiệm thặng dư trong dịch có thể kéo dài tối đa 4 tháng và sẽ chấm dứt trước cuối quý 1/2023.
Lưu ý: Phân tích trên chỉ tích đến yếu tố tiết kiệm, chưa tính đến các yếu tố khác như lãi suất vay tiêu dùng đang tăng mạnh có thể giảm đà tiêu dùng.
Với các phân tích trên, FIDT tin rằng tiêu dùng người Mỹ sẽ sớm "ngấm" ảnh hưởng bởi các chính sách của Fed và lạm phát (với tác nhân do cầu) sẽ sớm hạ nhiệt từ đầu năm sau.
Lạm phát giá PCE
So với tháng trước, chỉ số giá PCE của Mỹ tháng 11 tăng 0.1%, chỉ số giá PCE lõi tăng 0.2%, số liệu khá khớp với kỳ vọng thị trường.
Tính theo năm, lạm phát PCE và core PCE tiếp tục giảm và ủng hộ xu hướng lạm phát đã qua đỉnh. Chúng tôi tập trung vào lạm phát lõi PCE, cấu phần sẽ ảnh hưởng đến chính sách của Fed
Theo đó, lạm phát PCE lõi (đường màu xám) bắt đầu có dấu hiệu hạ nhiệt nhưng vẫn còn cao so với trend dài hạn ở mức 2% như mong đợi của Fed. Để dự đoán xu hướng lạm phát PCE lõi tương lai, chúng tôi chia PCE lõi làm 3 cấu phần với tính chất khác nhau (1) hàng hóa lõi (2) nhà ở (dịch vụ lõi) (3) các dịch vụ lõi khác ngoài nhà ở.
1. Giá hàng hóa lõi (đường màu xanh dương) đã đạt đỉnh tăng trưởng từ đầu năm 2022 và đang trong trend giảm, trend giảm này được hỗ trợ bởi tiêu dùng thật về hàng hóa có dấu hiệu chững lại/giảm nhẹ. Ngoài ra, giá hàng hóa lõi phụ thuộc nhiều vào chuỗi cung ứng, với việc chuỗi cung ứng phục hồi sau dịch và Trung Quốc mở cửa sẽ hỗ trợ cho xu hướng này tiếp tục giảm.
Rủi ro ở "chiến tranh" thương mại và chia tách (decoupling) chuỗi cung ứng đến giá hàng hóa hiện tại chưa quá lớn.
2. Giá dịch vụ nhà ở (đường màu cam) đang là tác nhân lớn làm tăng giá PCE lõi, FIDT đánh giá có thể tiếp tục trend tăng trong vài tháng tới nhưng có nhiều cơ sở chắc chắn ủng hộ trend giảm mạnh từ giữa 2023 vì độ phản ánh chậm vào PCE (như các phân tích trước đây đã đề cập).
Vậy tăng trưởng của 2 cấu phần này đã vào xu hướng giảm và gần như chắc chắn vào trend giảm tương lai, thì yếu tố tác động đến giá PCE core tương lai phụ thuộc vào
3. Dịch vụ lõi khác (đường xanh lá - chiếm hơn 50% tỷ trọng PCE lõi).
Cấu phần này phụ thuộc nhiều vào tăng trưởng lương và thu nhập khả dụng. Theo như phân tích trên thì thu nhập khả dụng đang có xu hướng tăng chậm lại và tiết kiệm thặng dư của người Mỹ đã giảm mạnh sẽ ảnh hưởng đến lương và khả năng chi tiêu trong tương lai.
Kết hợp với chính sách thắt chặt tiền tệ của Fed, FIDT đánh giá rằng cấu phần quan trọng này sẽ dần bị tác động từ giữa quý 1/2023.
Từ đây FIDT nhận định có nhiều cơ sở ủng hộ lạm phát PCE lõi sẽ hạ nhiệt dần vào 2023 và do đó chúng tôi kỳ vọng Fed sẽ giảm dần các động thái "diều hâu" từ đầu quý 2/2023.
Vĩ mô Việt Nam
Tuần qua, NHNN đã liên tục phát hành T-Bill hút "thanh khoản" sau khi lãi suất liên ngân hàng giảm sâu (về dưới lãi suất LNH USD tại Mỹ).
Nhờ các can thiệp của NHNN, tỷ giá vẫn duy trì ổn định.
Tại Hội nghị tổng kết của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ thông tin các nguồn thu từ đất đai năm 2022 đạt 270k tỷ, chiếm hơn 20% tổng thu ngân sách nội địa.
Với tầm quan trọng của nguồn thu này đến ngân sách, FIDT tin rằng Chính phủ sẽ nỗ lực giải quyết các vấn đề hiện tại liên quan đến thị trường BĐS và thị trường TPDN riêng lẽ.
Về định giá thị trường
Sau giai đoạn phục hồi sau hoảng loạn, thị trường có xu hướng biến động sideways kéo dài. Điều này khá tương đồng với những diễn biến lịch sử và phù hợp với việc tích lũy các vị thế đầu tư và tích sản.
Lưu ý nhà đầu tư
Quý khách nên đọc kỹ các rủi ro mà chúng tôi có dự phòng và đề cập trong báo cáo cũng như nhận diện về rủi ro thị trường để có lựa chọn đầu tư hiệu quả. (*) Báo cáo này là tài sản và được giữ bản quyền bởi FIDT. Không được phép sao chép, phát hành cũng như tái phân phối báo cáo vì bất kỳ mục đích gì nếu không có văn bản chấp thuận của FIDT. Vui lòng ghi rõ nguồn khi trích dẫn nếu sử dụng các thông tin trong báo cáo này. Chân thành cảm ơn quý khách hàng! FIDT - Focus on Performance
Comments