FIDT nhận định
Kết quả đánh giá từ Hệ thống quản trị rủi ro FIDT (RMS) ở mức TIÊU CỰC, mức độ rủi ro 52.50% (tăng nhẹ so với tuần trước đó).
Qua đó, FIDT khuyến nghị nhà đầu tư phân bổ cổ phiếu với tỷ trọng 20-30% trong danh mục đầu tư. NĐT xem Chi tiết đánh giá RMS tại đây.
Mức rủi ro theo RMS chỉ tăng nhẹ do:
Số liệu lạm phát PCE xấu hơn kỳ vọng có thể khiến Fed diều hâu hơn trong cuộc họp tháng 3.
Sức mạnh đồng USD (DXY) có thể gia tăng khiến Vnindex thiếu hỗ trợ từ dòng tiền ngoại và tỷ giá USD/VND tăng
Lưu ý: các rủi ro liên quan đến nội tại Việt Nam đã được phản ánh vào RMS từ trước
Về triển vọng các nhóm ngành, khách hàng IDP/CCI vui lòng xem tại đây.
Cập nhật danh mục đầu tư: Xem chi tiết tại đây.
Vĩ mô quốc tế
1. Phân tích về số liệu PCE Mỹ tháng 1/2023
Thứ 6 vừa qua, Mỹ đã công bố số liệu PCE với
Lạm phát PCE ở mức 5.4% (YoY) cao hơn dự báo 5.0%
Lạm phát PCE lõi ở mức 4.7% (YoY) cao hơn dự báo 4.3%
Phân tích sâu hơn vào lạm phát lõi PCE, chúng tôi tiếp tục phân chia PCE lõi làm 3 cấu phần với tính chất khác nhau:
Hàng hóa lõi: phụ thuộc nhiều vào chuỗi cung ứng, tỷ giá
Dịch vụ nhà ở: phụ thuộc nhiều vào giá BĐS và phản ánh trễ theo việc ký kết lại HĐ thuê nhà (lagging)
Dịch vụ lõi khác: phụ thuộc nhiều vào lạm phát kỳ vọng, thị trường việc làm, thu nhập
(1) Hàng hóa lõi: tiếp tục xác nhận trend đi xuống sau khi chuỗi cung ứng đã phục hồi phần lớn, giá cước vận chuyển giảm và giá nhiên liệu xăng dầu tương đối bình ổn
(2) Dịch vụ nhà ở: tốc độ phản ánh vào PCE hiện tại gần bằng 50% đỉnh chỉ số Zillow. Giá thuê nhà (tham chiếu Zillow) đã bắt đầu cắt xuống đường lạm phát giá dịch vụ nhà ở (theo PCE) từ tháng 12. Chúng tôi đánh giá PCE giá nhà ở (YoY) vẫn tiếp tục tăng nhưng sẽ sớm đạt đỉnh trong quý 2.
Vậy "mấu chốt" của lạm phát PCE lõi nằm ở dịch vụ lõi khác ngoài nhà ở.
(3) Dịch vụ lõi khác (ngoài nhà ở): được chúng tôi lưu ý là cấu phần Fed đang quan tâm và sẽ tác động mạnh đến chính sách. Số liệu tháng 1 khẳng định cấu phần này chưa có dấu hiệu hạ nhiệt (đường màu xanh lá đậm).
Thứ 1, đây là cấu phần lớn nhất, đóng góp hơn 56% tỷ trọng core PCE. Do đó, core PCE chỉ hạ nhiệt khi có những tín hiệu rõ ràng về sự hạ nhiệt của cấu phần này. Hiện nay cấu phần này vẫn dao động gần vùng đỉnh và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt rõ rệt.
Thứ 2, để đạt được sự hạ nhiệt của cấu phần này thì mức tăng theo tháng phải hạ nhiệt gần về mức trung bình 0.2%. Tuy nhiên, hiện mức tăng của tháng 1 ở mức 0.6% là mức cao so mục tiêu.
Do đó, FIDT nhận định là số liệu PCE tháng 1 là xấu hơn kỳ vọng của thị trường và xấu hơn dự phóng tháng của FIDT.
2. Tác động của số liệu PCE tháng 1
Thứ 1, cuộc họp tiếp theo của FOMC diễn ra vào ngày 22/03, tại thời điểm đó chưa có số liệu PCE tháng 2. Do đó, số liệu PCE tháng 1 này sẽ được các thành viên FOMC dùng cân nhắc cho chính sách.
Sau số liệu PCE thì một số thành viên Fed đã phát biểu các quan điểm về việc lãi suất cao nhất của chu kỳ nâng này cần cao hơn và giữ lãi suất cao lâu hơn. Với cuộc họp tháng 3 của FOMC sẽ có dự phóng kinh tế, thị trường đang lo ngại dự phóng sẽ xấu hơn tháng 12/2022.
Sau số liệu PCE thì thị trường đã phản ứng với mức lãi suất tương lai đạt đỉnh ở mức hơn 5.4%, cao hơn trước số liệu PCE và cao hơn nhiều những phản ứng lạc quan đầu tháng 2.
FIDT đánh giá phán ứng trước của thị trường là tốt hơn so với sự lạc quan trước đó và điều này giúp thị trường tránh các bất ngờ khi Fed tiếp tục "diều hâu" trong cuộc họp sắp tới.
2. Về tiêu dùng tháng 1/2023 của Mỹ
Thu nhập khả dụng của người dân Mỹ bất ngờ tăng mạnh trong tháng 1/2023 với mức tăng 2% so tháng trước, loại trừ lạm phát thì thu nhập khả dụng tăng 1.4% là mức tăng mạnh sau khi hạ nhiệt trong các tháng trước.
Với thu nhập khả dụng tăng mạnh, chi tiêu tiêu dùng tăng 1.8% (sau khi giảm trong 2 tháng trước đó), loại trừ lạm phát thì chi tiêu tiêu dùng tăng 1.1%.
Tóm lại, sau dữ liệu tháng 1, nền kinh tế Mỹ đang trong "thế"
Thị trường lao động mạnh
Chi tiêu tiêu dùng vẫn rất mạnh mẽ (cấu phần lớn nhất của GDP)
Lạm phát còn dai dẵng (lingering)
Do đó, chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ còn tiếp diễn và lãi suất cao sẽ duy trì là điều nhà đầu tư cần xác định.
Tính trên phạm vị toàn cầu, chính sách tiền tệ thắt chặt (được tính bằng số lần nâng/hạ lãi suất) đã xóa bỏ hoàn toàn chính sách nới lỏng hỗ trợ Covid và đang dần thắt chặt hơn cả trước khi dịch Covid xảy ra.
Với chính sách toàn cầu thắt chặt được xem chỉ xảy ra ở tần suất thập kỉ, các lớp tài sản rủi ro đã chịu ảnh hưởng lớn đáng kể và đưa nhiều lớp tài sản rủi ro về các mức định giá rẻ hơn. Trước mắt còn nhiều khó khăn nhưng rõ ràng đây là thời cơ vàng để tích lũy tài sản cho tương lai.
Chúng tôi cho rằng các lớp tài sản có độ thanh khoản cao và phản ứng nhanh như chứng khoán sẽ là cơ hội lớn nếu nhìn theo hướng tài sản và dài hạn.
Thị trường BĐS thường sẽ phản ứng chậm hơn nhiều.
Vĩ mô Việt Nam
Những rủi ro liên quan đến thị trường Việt Nam đã được FIDT đánh giá trong các tuần trước và phản ánh rõ vào chỉ báo RMS. Do đó, trong tuần này chúng tôi đưa ra quan điểm về tác động của quốc tế và định giá.
1. Tỷ giá tăng trở lại
Trước các lo ngại về lạm phát của Mỹ và sức mạnh đồng USD tăng, Việt Nam không tăng lãi suất điều hành sau khi Fed tăng lãi suất đã có tác động nhất định lên tỷ giá.
Theo đó, sau khi tạo đáy vào giữa tháng 1, tỷ giá đã tăng trở lại. Tuy nhiên, FIDT đánh giá tỷ giá sẽ khó tăng mạnh như đợt cuối tháng 10 đầu tháng 11 (tỷ giá đã qua đỉnh) nhưng khó giảm.
Với diễn biến trên thì dòng tiền khối ngoại đã chững lại trong tháng 2/2023 với việc hút ròng mới của các quỹ ETF suy giảm. Dòng vốn ngoại này vốn là lực đỡ mạnh của thị trường cuối 2022 và tháng 1/2023.
Trên phạm vị toàn cầu thì các quỹ ETF đầu tư và cổ phiếu quốc tế cũng đã giảm đà hút ròng.
FIDT cho rằng trong ngắn hạn đà mua ròng của khối ngoại suy giảm nhưng chúng tôi vẫn đánh giá cả năm 2023 sẽ là năm hút ròng vốn ngoại và là lực đỡ thị trường quan trọng. Rumor về việc Fubon tiếp tục huy động vốn (nếu thành công) có thể là động lực cho thị trường đầu tháng 3.
2. Định giá
Với các tin tức liên quan đến các default trái phiếu có thể khiến định giá thị trường test về các vùng P/B thấp hơn hiện tại để phán ánh các rủi ro liên quan, do các ngành chịu tác động chính là bank và BĐS đóng góp lớn vào Vnindex.
Tuy nhiên, chúng tôi khuyến nghị các mức định giá thấp là cơ hội mua tích lũy tài sản với danh mục tích sản.
Kỳ vọng của thị trường Việt Nam sẽ phụ thuộc nhiều vào sự kết hợp của chính sách tài khóa và tiền tệ sắp tới, đặc biệt là chính sách tài khóa phải phát huy sức mạnh trong năm nay. Theo đó,
Các chính sách liên quan đến việc thay đổi, hỗ trợ pháp lý cho thị trường BĐS, TPDN đang được đề xuất nếu sớm được thông qua sẽ tạo ra kỳ vọng lớn cho thị trường.
Giải ngân đầu tư công nếu triển khai tốt sẽ tạo động lớn cho nền kinh tế và thị trường chứng khoán trong vài năm tới.
Do đó, thị trường "trong nguy có cơ" và thời cơ này phụ thuộc nhiều vào chính sách tài khóa.
Các đánh giá về thị trường sẽ được FIDT cân nhắc/theo dõi Chính sách tài khóa trong thời gian tới và thông tin đến Quý nhà đầu tư.
Lưu ý nhà đầu tư
Quý khách nên đọc kỹ các rủi ro mà chúng tôi có dự phòng và đề cập trong báo cáo cũng như nhận diện về rủi ro thị trường để có lựa chọn đầu tư hiệu quả. (*) Báo cáo này là tài sản và được giữ bản quyền bởi FIDT. Không được phép sao chép, phát hành cũng như tái phân phối báo cáo vì bất kỳ mục đích gì nếu không có văn bản chấp thuận của FIDT. Vui lòng ghi rõ nguồn khi trích dẫn nếu sử dụng các thông tin trong báo cáo này. Chân thành cảm ơn quý khách hàng! FIDT - Focus on Performance
Comments