top of page

Báo cáo tuần 28.11 - 02.12.2022

FIDT nhận định


Kết quả đánh giá từ Hệ thống quản trị rủi ro FIDT (RMS) ở mức TRUNG TÍNH, mức độ rủi ro 41.38% (tiếp tục giảm so với tuần trước).


Qua đó, FIDT khuyến nghị nhà đầu tư có thể phân bổ cổ phiếu với tỷ trọng 50-60% trong danh mục đầu tư. NĐT xem Chi tiết đánh giá RMS tại đây.



Về động lượng, tuần qua chứng kiến sự bùng nổ động lượng ở nhóm Midcap.



Về danh mục đầu tư và triển vọng các nhóm ngành, khách hàng CCI vui lòng xem tại đây.

Cập nhật danh mục đầu tư: Xem chi tiết tại đây.

 

Vĩ mô quốc tế



Fed vừa công bố biên bản họp FOMC ngày 02/11/2022 (minutes) vốn đã được thị trường "hấp thụ" qua bài phát biểu của ông Powell. Minutes này củng cố thêm luận điểm thống nhất của các thành viên FOMC về chính sách tiền tệ mà ông Powell đã phát biểu ngay sau phiên họp, nội dung chính yếu gồm:

  • Hầu hết ủng hộ tăng lãi suất chậm lại và thông điệp khá đồng thuận mức nâng 0.5% vào tháng 12 nhằm giảm thiểu rủi ro "thắt chặt quá đà".

  • Lãi suất cao nhất (terminal rate) có thể cao hơn dự báo trước đây.

Theo đó, thị trường đang phản ánh xong kỳ vọng:

  • (1) Fed sẽ nâng lãi suất thêm 0.5% vào kỳ tháng 12.

  • (2) Lãi suất cao nhất quanh 5% vào giữa 2023 nên các thị trường tài sản rủi ro trên toàn cầu đang dần ổn định.



FIDT đi vào đánh giá mỗi quan tâm của Fed qua các biên bản họp để nhận định đưa ra nhận định về xu hướng chính sách.



Theo đó mối quan tâm hiện tại của Fed (tổng hợp theo các từ khóa) vẫn là lạm phát, tình trạng việc làm vào thời điểm họp gần nhất 2/11/2022 chưa là mối quan tâm của Fed khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn là mức thấp kỷ lục.


Hiện Fed "bồ cầu" hơn phụ thuộc nhiều vào mối quan tâm lạm phát cần thấp đi và quan tâm đến tình trạng việc làm nhiều hơn. Để hiểu rõ thêm tình trạng việc làm cần nhìn vào số liệu đơn trợ cấp thất nghiệp của Mỹ.



Theo đó, tính đến ngày 19/11 thì số lượng đơn trợ cấp thất nghiệp lần đầu (cho người vừa thất nghiệp) ở mức 240k cao hơn 18k so với tuần liền trước và cao hơn mức dự phóng 228k. Đây là dấu hiệu ban đầu cho việc thất nghiệp có thể sẽ tăng dần trong các tháng tới.


Tình trạng đơn trợ cấp tăng được cho là đến từ làn sóng sa thải (layoffs) của các công ty công nghệ khi triển vọng kinh tế đang bị ảnh hưởng bởi đà tăng lãi suất từ Fed. FIDT sẽ theo dõi và update để đưa ra dự báo sớm về tình trạng việc làm và là chỉ bảo sớm về việc đổi chiều chính sách của Fed.


Về lạm phát thì tình trạng lạm phát được đánh giá là có thể đã qua đỉnh, tuy nhiên Fed đang chờ đợi sự giảm rõ rệt hơn của lạm phát.


Và một trong các chỉ báo theo dõi quan trọng về lạm phát mà Fed và các nhà đầu từ cần quan tâm là lạm phát kỳ vọng. Fed luôn quan tâm chỉ báo này để nhận định về hiệu quả của chính sách và trong các bài phát biểu trước đây, Fed cần nhìn thấy lạm phát kỳ vọng hạ nhiệt rõ rệt.



Lạm phát kỳ vọng của Mỹ đang bắt đầu hạ nhiệt tuy vẫn ở mức cao, FIDT đánh giá áp lực lạm phát sẽ ngày càng giảm (nếu không có diễn biến bất thường) với các lý do sau:


(1) Triển vọng kinh tế Mỹ đang không sáng và tồn kho đang tăng cao tại Mỹ sẽ khiến áp lực lạm phát hạ nhiệt sắp tới.

(2) Giá nhà tại Mỹ đã hạ nhiệt dần hơn 3 tháng nay và sẽ phản ánh cấu phần nhà ở (shelter) ở Mỹ trong thời gian tới, đây là cấu phần lớn trong rổ CPI của Mỹ.



Vĩ mô Việt Nam



Trước tiên là tuần vừa qua thị trường đón nhận nhiều thông tin tích cực.


1. Tin vui đến từ xứ Đài


Ngày 23/11, Quỹ đến từ Đài Loan là Fubon FTSE Vietnam ETF đã được Ủy ban Quản lý và Giám sát Tài chính Đài Loan thông qua đợt huy động vốn bổ sung lần thứ 4, chi tiết của đợt huy động vốn bổ sung lần này là 333 triệu CCQ, tương đương 5 tỷ Đài tệ. Số này tương đương 160 triệu USD hay khoảng 4 nghìn tỷ VND.


Quỹ này chuyên đầu tư vào VN30 và sẽ giải ngân vào các cổ phiếu large cap trên sàn Hose sau khi huy động vốn thành công. Danh mục hiện tại (tính đến 31/10/2022) của họ như sau:



Tuy nhiên theo Quy định tại Đài Loan thì đợt gọi vốn cần được Ngân hàng Trung Ương ở Đài Loan thông qua, thông thường mất 1 tuần. Sau khi được thông qua, Fubon sẽ tiến hành gọi vốn (initial offering) và rót vào thị trường Việt Nam ngay khi gọi vốn thành công.


FIDT kỳ vọng Quỹ sẽ hoàn thành huy động vào cuối tuần sau và bắt đầu rót vốn vào VN30 ngày sau đó. Đây sẽ là một nguồn vốn ngoại quan trọng hỗ trợ thị trường đầu tháng 12.

2. Chính phủ và các cơ quan liên quan đã quan tâm và bước đầu tìm giải pháp cho thị trường TPDN riêng lẻ: Quan điểm thể hiện trong các cuộc họp và phát biểu gần đây.


3. Sau các động thái trên thì thị trường đón nhận các tin vui "thật sự"


Thứ 1 là các quan sát của FIDT gần đây ở thị trường thứ cấp giao dịch trái phiếu DN thì các mức yield đã giảm đáng kể và theo thông tin thu thập từ nhiều nguồn tin cập thì ban đầu thị trường đã ổn định trở lại (sau đợt bán tháo tuần trước đó).


Thứ 2 là việc một tổ chức phát hành lớn MSN đang thực hiện phát hành riêng lẻ với mục đích là quay vòng nợ (rolling), kèm với đó là thông báo mua lại một số món trái phiếu đến hạn 2023. Việc này chứng tỏ, thị trường sẽ không tắt nghẽn mà vẫn có "đất" cho các doanh nghiệp chứng tỏ được năng lực tài chính.



Thứ 3 là bước đầu đã có tín hiệu tích cực từ 2 cổ phiếu "múa bên trăng" liên tục và vấn đề ở 2 cổ phiếu này sẽ sớm được giải quyết.


NVL: Novagroup đã tìm được đối tác chuyển nhượng 150 triệu cổ phiếu NVL và sẽ giải quyết được câu chuyện thanh khoản, được cho sẽ giúp NVL tránh rủi ro default và sẽ tái cấu trúc toàn diện.


PDR cũng đã tìm được đối tác chuyển nhượng các dự án BDS và giải quyết được câu chuyện thanh khoản.


FIDT cho rằng 2 tập đoàn này sẽ sớm giải quyết được thanh khoản nhờ vào các deal kể trên.

4. Áp lực tỷ giá giảm đáng kể



Tuần vừa qua đã tiếp tục khẳng định xu hướng tỷ giá hạ nhiệt và giảm áp lực khá rõ. Tỷ giá chợ đen cũng giảm về tiệm cận tỷ giá trong hệ thống ngân hàng cho thấy áp lực "thật chất" giảm mạnh.


Điều này đang tạo thuận lợi cho việc NHNN hỗ trợ thanh khoản hệ thống và nếu xu thế tiếp diễn và ổn định có thể giúp NHNN sẽ thực hiện được các chính sách tiền tệ hỗ trợ nền kinh tế và thị trường.



Với việc tỷ giá giảm áp lực, trong tuần qua NHNN đã bơm ròng nhẹ hơn 6 nghìn tỷ vào thanh khoản hệ thống ngân hàng, và câu chuyện thanh khoản đang khá ổn.


5. Một số vấn đề cần phải theo dõi thêm:


Tỷ lệ LDR hệ thống cao gây áp lực huy động có thể khiến cuộc đua lãi suất huy động còn tiếp diễn. Nguồn vốn trong nền kinh tế tiếp tục được khơi thông.


FIDT cho rằng các vấn đề này cần quan sát thêm nhưng chúng tôi kỳ vọng sẽ tiếp tục được giải quyết trong thời gian tới.

6. Một số cập nhật về cung tiền M2



Theo đó, tính đến hết tháng 9, tổng cung tiền M2 tăng 3.21% so đầu năm là mức tăng thấp nhất trong 5 năm trở lại đây. Điều này cũng lý giải 1 phần nguyên nhân sự cạn kiệt thanh khoản mà thị trường tài chính đang trải qua và sự gia tăng mạnh của tỷ lệ LDR (cho vay/huy động).




Xét về cấu phần thì tiền gửi của dân cư vẫn tăng trưởng khá ổn định trên 6%, và cung tiền tăng thấp nguyên nhân đến chủ yếu từ sự sụt giảm tiền gửi huy động tổ chức.


7. Về định giá




Định giá thị trường hiện vẫn ở vùng rẻ trong nhiều năm.


FIDT quan điểm khi thị trường đủ rẻ thì phù hợp với:


(1) Đầu tư dài hạn hoặc tích sản (tham khảo danh mục tích sản của FIDT) tại đây.

(2) Kỳ vọng phục hồi ngắn hạn (kết hợp TA với các bộ lọc trên nền tảng Data của FIDT để support cho quyết định) tại đây.


Lưu ý:

  • Nhà đầu tư có thể sử dụng mục Bộ lọc thiên thời.

  • Mục số (2) không phù hợp với các nhà đầu tư không chuyên.

 

Lưu ý nhà đầu tư


Quý khách nên đọc kỹ các rủi ro mà chúng tôi có dự phòng và đề cập trong báo cáo cũng như nhận diện về rủi ro thị trường để có lựa chọn đầu tư hiệu quả. (*) Báo cáo này là tài sản và được giữ bản quyền bởi FIDT. Không được phép sao chép, phát hành cũng như tái phân phối báo cáo vì bất kỳ mục đích gì nếu không có văn bản chấp thuận của FIDT. Vui lòng ghi rõ nguồn khi trích dẫn nếu sử dụng các thông tin trong báo cáo này. Chân thành cảm ơn quý khách hàng! FIDT - Focus on Performance

Comments


bottom of page