top of page

Báo cáo tuần 30.01 - 03.02.2023

FIDT nhận định


Kết quả đánh giá từ Hệ thống quản trị rủi ro FIDT (RMS) ở mức KHẢ QUAN, mức độ rủi ro 29.38% (giảm so với tuần trước đó).


Qua đó, FIDT khuyến nghị nhà đầu tư phân bổ cổ phiếu với tỷ trọng 70-100% trong danh mục đầu tư. NĐT xem Chi tiết đánh giá RMS tại đây.



RMS tiếp tục cải thiện nhờ sự cải thiện của hầu hết các cấu phần:

  • Vĩ mô đang có các dấu hiệu tích cực hơn ở cả vĩ mô quốc tế và Việt Nam

  • Cấu phần TA đang cải thiện theo hướng tích cực


Về triển vọng các nhóm ngành, khách hàng IDP/CCI vui lòng xem tại đây.

Cập nhật danh mục đầu tư: Xem chi tiết tại đây.

 

Vĩ mô quốc tế


Lạm phát PCE Mỹ


Lạm phát PCE tháng 12 của Mỹ tiếp tục hạ nhiệt và kết thúc năm 2022 với mức +5.0% (YoY), lạm phát lõi PCE +4.4%. Số liệu củng cố nhận định lạm phát đã qua đỉnh và các chính sách của Fed đã có tác động nhất định lên cầu và giúp hạ nhiệt lạm phát.



Nhìn vào đóng góp của các cấu phần của lạm phát PCE chúng ta thấy phần quan trọng nhất là dịch vụ lõi (màu cam) đóng góp lớn nhất vào lạm phát và việc kềm chế lạm phát sẽ phụ thuộc lớn vào hạ nhiệt của cấu phần này.



FIDT phân tách các cấu phần của lạm phát PCE lõi như sau:

  • Hàng hóa lõi tiếp tục trend giảm mạnh và việc chuỗi cung ứng hồi phục hoàn toàn sau khi TQ mở cửa sẽ giúp củng cố trend giảm.

  • Dịch vụ lõi khác (ngoài nhà ở) đang có dấu hiệu tạo đỉnh và bắt đầu có xu hướng giảm.

  • Dịch vụ nhà ở tuy vẫn tăng nhưng như FIDT đã phân tích trước đây cấu phần này sẽ sớm đạt đỉnh do độ phản ánh trễ.

FIDT nhận định Core PCE đạt đỉnh và đã xác nhận xu hướng giảm đúng như mong đợi của Fed và xu hướng giảm sẽ tiếp tục trong năm 2023.

GDP Mỹ quý 4


GDP Mỹ tăng trưởng 2.9% (QoQ) trong quý 4 năm 2022 và vượt kỳ vọng của thị trường 2.6%.



Số liệu GDP tốt hơn mong đợi mở ra cơ hội cho việc nền kinh tế Mỹ sẽ hạ cánh mềm (soft landing) hay suy thoái nhẹ (mild recession) khi các biện pháp thắt chặt tiền tệ của Fed chỉ khiến nền kinh tế hạ nhiệt tăng trưởng hoặc gây ra suy giảm kinh tế ở mức độ nhẹ.


Thị trường chứng khoán toàn cầu trong năm 2022 phải đối mặt với 2 vấn đề lớn là:

  • Fed thắt chặt chính sách để kềm chế lạm phát

  • Nguy cơ suy thoái kinh tế lớn dần khi Fed thắt chặt chính sách tiền tệ kềm chế lạm phát


Đến đầu năm 2023, dựa vào data FIDT đưa ra triển vọng của 2 vấn đề trên như sau:


Thứ 1: Fed sẽ tiếp tục nâng lãi suất nhưng tốc độ tăng chậm hơn nhiều và nhanh đạt đỉnh, Fed sẽ không "diều hâu" hơn mong đợi khi lạm phát tiếp tục trend giảm. Việc Fed có sớm "bồ câu" hơn mong đợi cần thêm dữ liệu các quý đầu 2023.


Thứ 2: nguy cơ suy thoái vẫn hiện hữu, tuy nhiên số liệu GDP quý 4 ủng hộ khả năng có thể lách vào cửa hẹp hạ cánh mềm (soft-landing) khi nền kinh tế hạ nhiệt tăng trưởng nhưng tránh được nguy cơ suy thoái hoặc chỉ suy thoái nhẹ (mild recession).


Như vậy bức tranh đầu 2023 đã rõ ràng hơn và số liệu đang ủng hộ cho kết quả tốt hơn những quan điểm tiêu cực trên thị trường trước đây.


Vĩ mô Việt Nam



Sau khi USD đạt đỉnh và trend rút vốn khỏi các tài sản rủi ro chấm dứt thì dòng tiền sẽ trở lại các lớp tài sản/thị trường đang được định giá rẻ. Hiện định giá các thị trường chứng khoán Châu Á (trong đó có Việt Nam) đang được giới đầu tư đánh giá có mức định giá hấp dẫn hơn các thị trường phát triển và có thể trở thành kênh hút vốn ngoại trong năm 2023.


Như FIDT đã phân tích trong báo cáo chiến lược, thị trường Việt Nam trong năm 2023 trong nguy có cơ và những lúc thị trường giảm với mức định giá rẻ là cơ hội tuyệt vời cho đầu tư với rủi ro thấp.




Xét về định giá P/B thì thị trường đã có mức phục hồi khá tốt sau hoảng loạn, lịch sử cho thấy thị trường sẽ có nhiều biến động sau khi phục hồi nhưng sẽ tiếp tục trend phục hồi về mặt định giá.



Về triển vọng thị trường 2023, FIDT cho rằng VnIndex sẽ biến động mạnh nhưng dần phục hồi do định giá rẻ. Triển vọng thị trường tốt hơn nữa hay không phụ thuộc vào (1) đầu tư công và (2) chính sách tiền tệ của NHNN.


Xét đến hiện tại, chúng tôi nhận thấy những yếu tố tích cực từ hai yếu tố này:


Thứ 1, ngay từ đầu năm Chính phủ đã "thúc" đầu tư công. Và dự kiến nhiều dự án sẽ được khởi công và đến giai đoạn giải ngân vốn trong năm nay.


Thứ 2, định hướng chính sách tiền tệ từ đầu năm của NHNN với tăng trưởng tín dụng 14-15% là mức tương đối cao và hỗ trợ tốt cho nền kinh tế.


Kết hợp với việc NHNN bắt đầu mua USD dự trữ sau khi đồng USD đạt đỉnh và giảm mạnh giúp tăng dự trữ ngoại hối và tăng cung tiền cho nền kinh tế.


Vướng ngại lớn nhất là lãi suất, hiện lãi suất vẫn cao nhưng FIDT nhận thấy có dấu hiệu ban đầu đạt đỉnh khi thanh khoản hệ thống ngân hàng đã qua giai đoạn căng thẳng nhất và nhiều ngân hàng bắt đầu điều chỉnh giảm lãi suất huy động các kỳ hạn dài như 24 tháng.


Do đó, hiện FIDT nhận định năm 2023 sẽ là một năm kinh tế có thể chưa tốt nhưng là một năm tốt cho thị trường chứng khoán.

Danh mục đầu tư sẽ được FIDT update hàng tuần vào sáng thứ 2.

 

Lưu ý nhà đầu tư


Quý khách nên đọc kỹ các rủi ro mà chúng tôi có dự phòng và đề cập trong báo cáo cũng như nhận diện về rủi ro thị trường để có lựa chọn đầu tư hiệu quả. (*) Báo cáo này là tài sản và được giữ bản quyền bởi FIDT. Không được phép sao chép, phát hành cũng như tái phân phối báo cáo vì bất kỳ mục đích gì nếu không có văn bản chấp thuận của FIDT. Vui lòng ghi rõ nguồn khi trích dẫn nếu sử dụng các thông tin trong báo cáo này. Chân thành cảm ơn quý khách hàng! FIDT - Focus on Performance

Comments


bottom of page