top of page

Cập nhật KQKD Q2.2022


Mục lục

Ngân hàng: MSB, STB, TCB, TPB, VCB, VIB, VPB

Chứng khoán: HCM, MBS, ORS, VCI

Bất động sản: DPR, HLD, NLG, SZC, DXG, ITA, IDC

Thủy sản: ANV, VHC

Bán lẻ: PNJ, DGW , FRT

Công nghệ: FPT

Dầu khí: BSR, PVS , PVT

Năng lượng, tiện ích: REE

Cảng và vận tải biển: VSC GMD

Khác: HAG

 

SZC



Điểm nhấn trong BCTC:

  • Như FIDT đã đề cập trước đây, việc điều chỉnh giá vốn khiến giá vốn hàng bán (cụ thể là chi phí GPMB và xây dựng) ghi nhận tăng 128% so với cùng kỳ khiến cho LNST có sự suy giảm so với cùng kỳ mặc dù doanh thu tăng trưởng nhẹ.

  • Về phần tài sản thì không ghi nhận quá nhiều biến động ngoài việc SZC vẫn tích cực triển khai các dự án hiện hữu khiến chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng 6%, lên 5,147 tỷ đồng.

FIDT vẫn giữ quan điểm kết quả kinh doanh năm nay của SZC sẽ không lạc quan và sẽ chỉ có sự tăng trưởng đột biến khi chính thức bàn giao dự án khu đô thị vào khoảng 2024-2025.
 

PNJ




Bối cảnh thị trường 6 tháng đầu năm 2022:

  • Quý 1: Sức mua hồi phục sau covid và thị trường mua sắm đầu năm sôi động

  • Quý 2: Quý thấp điểm và thị trường bán lẻ có sự suy giảm

PNJ tiếp tục ghi nhận kết quả kinh doanh vượt trội trong quý 2 so với cùng kỳ và giảm so với quý trước (quý 1 thường là mùa cao điểm)

- Q2/22: DT 8,068 tỷ (+81.1% YoY), LN 367 tỷ (+64.8% YoY)

- 6T/22: DT 18,210 tỷ (+56.5% YoY), LN 1,088 tỷ (+48.2% YoY), hoàn thành 70.5% doanh thu và 82.5% lợi nhuận kế hoạch.


Như kỳ vọng của FIDT, KQKD Q2/22 tiếp tục tăng trưởng so với cùng kỳ và giảm so với quý 1 (tính mùa vụ). Chúng tôi cho rằng đà hồi phục sẽ mạnh mẽ hơn trong quý 3/2022, vùng giá 130k là hợp lý đối với PNJ.
 

ANV - VHC


ANV - LNTT Quý 2 gấp 10 lần cùng kỳ


VHC - LNTT 6T2022 suýt đạt kế hoạch cả năm 2022

Điểm nhấn trong BCTC:

  • Nhìn chung kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm hai doanh nghiệp thuỷ - sản cá tra đều ghi nhận rất tốt, riêng VHC đạt hơn 96% kế hoạch đặt ra hồi tháng 4, ANV sau khi điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận sau thuế từ 720 tỷ lên 1000 tỷ cũng đạt 51% hoạch.

  • Lượng hàng tồn kho ANV tăng nhẹ do đặc tính của công ty (tự chủ 100% nguồn cung), tránh được biến động giá đầu vào nên không cần dự trữ nhiều hàng tồn kho. VHC tăng mạnh lượng hàng tồn kho với mục tiêu xuất khẩu mạnh sang các thị trường chính như EU, Hoa Kỳ trong giai đoạn nhu cầu người tiêu dùng thay đổi sang tiêu dụng thực phẩm giá rẻ do lạm phát.

FIDT đánh giá kết quả kinh doanh 6T2022 rất tích cực, tuy nhiên như đã nhận định trước đó, các thị trường tiêu thụ chính tăng cường nhập khẩu những tháng đầu năm khiến hàng tồn kho tăng mạnh, nhu cầu và giá bán có dấu hiệu suy giảm trong cuối quý 2. Do đó, xuất khẩu tại các thị trường tiêu thụ chính sẽ gặp khó khăn trong giai đoạn quý 3 tới đây.

 

NLG


Điểm nhấn trong BCTC:

  • Doanh thu Q2 ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ chủ yếu nhờ bàn giao các sản phẩm thuộc dự án Akari, Flora và một số dự án khác. Tuy nhiên về LNST 6T đầu năm có sự sụt giảm nhẹ do cùng kỳ năm trước NLG ghi nhận khoản lợi nhuận đột biến nhờ đánh giá lại tài sản.

  • Khoản người mua trả tiền trước tăng mạnh so với đầu năm đạt 3,542 tỷ do 6 tháng đầu năm tỷ lệ hấp thụ cao trong các đợt mở bán dự án mới.

  • Các khoản nợ vay của doanh nghiệp không ghi nhận nhiều biến động. Nam Long vẫn duy trì tỷ lệ Nợ vay/VCSH ở mức an toàn.

Kết quả kinh doanh quý 2 khá tích cực, cùng với đó là khả năng bán hàng của NLG vẫn được thể hiện tốt trong bối cảnh thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn. Với lượng sản phẩm sẵn sàng bàn giao như hiện tại thì việc hoàn thành được kết quả 2022 là năm trong khả năng của doanh nghiệp. FIDT cho rằng điểm rơi hạch toán sẽ rơi vào nửa cuối năm và sẽ ghi nhận sự đột biến từ việc hạch toán phần vốn chuyển giao tại dự án Paragon Đại Phước.

 

DPR


Điểm nhấn trong BCTC:

  • Doanh thu Q2.2022 ghi nhận sự tăng trưởng nhẹ nhờ sản lượng cao sau bán ra tích cực và giá cao su vẫn đang duy trì ở mức cao.

  • Biên lợi nhuận gộp ghi nhận sự cải thiện rõ rệt và việc tiết giảm các chi phí giúp LNST của DPR có sự tăng trưởng mạnh mẽ 110.7%.

FIDT nhận định KQKD năm 2022 của DPR sẽ tăng trưởng nhẹ và không có nhiều đột biến. Chúng tôi kỳ vọng thời điểm 2 KCN mở rộng đi vào hoạt động (dự kiến 2023) sẽ thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.

 

HLD


Điểm nhấn trong BCTC:

Doanh thu và LNST của HLD ghi nhận sự suy giảm nhẹ do thiếu sản phẩm bàn giao. Ban lãnh đạo cũng chủ động đặt kế hoạch thấp trong năm nay nên việc suy giảm này cũng không có quá nhiều bất ngờ.

FIDT nhận định trong ngắn hạn KQKD của HLD sẽ khá ảm đạm do các dự án đã bàn giao hết. Tuy nhiên trong dài hạn việc mở bán dự án Bình Giang vào 2023 sẽ tạo động lực tăng trưởng cho cổ phiếu này.
 

MSB


Điểm nhấn trong BCTC:

  • LNTT (đường xanh lá đậm): Tăng 23.15% so với Q1/22, giảm 6.65% so với cùng kỳ. LNTT Q2/22 giảm svck vì Q2/21 MSB ký hợp đồng hợp tác phân phối dịch vụ bảo hiểm tại ngân hàng (Bancassurance) với Prudential và mang đến lợi nhuận cao đột biến. Nếu loại trừ khoảng thu nhập này, MSB có thể đạt tăng trưởng LNTT 2 chữ số so với Q2/21. Tuy nhiên, do không xác định được khoảng doanh thu từ việc hợp tác với Prudential nên chúng tối không thể xác định được con số cụ thể.

  • Lãi lỗ từ thu nhập lãi thuần (xanh đậm): cấu phần này tăng trưởng đều theo hạn mức tăng trưởng NHNN đã đặt ra từ đầu năm; đạt 2059.75 tỷ VND, tăng 39.46% svck.

  • Lãi/lỗ hoạt động dịch vụ (cam): thu nhập từ hoạt động dịch vụ của MSB giảm sâu khi thu nhập từ cấu phần này chạm mức đáy so với 4 quý gần nhất.

  • Lãi lỗ từ mua bán CK (Tím): Q2/22 có được khoản doanh thu đột biến từ việc mua bán ck đầu tư; lãi 557.70 tỷ VND.

 

STB


Điểm nhấn trong BCTC:

  • LNTT (đường xanh là đậm): trong Q2/22, lntt ngân hàng Sacombank giảm 17% so với Q1/22, giảm 7.39% svck. Phần lớn là do khoảng chi phí trích lập DPRR (nâu) 2.2 nghìn tỷ VND (cho khoảng nợ xấu liên quan đến ngân hàng Phương Nam).

  • Lãi lỗ từ thu nhập lãi thuần (xanh đậm): Doanh thu từ lãi tiếp tục bị thu hẹp vì NIM liên tục giảm.

  • Thu nhập khác: thu nhập khác đạt mức 1,539 tỷ VND; tăng 224% svck. Phần thu nhập này giúp cải thiện lợi nhuận và tránh lợi nhuận Q2/22 giảm quá sâu (phần lớn từ thanh lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ xấu).

 

TCB


Điểm nhấn trong BCTC:

2 cấu phần thu nhập thuần chính lãi và phí không đổi so Q1.22, cụ thể:

  • Thu nhập lãi thuần (xanh đậm): giảm. Phần lớn do ngân hàng đang đặt mục tiêu giảm tỷ trọng TPDN và tăng cho khách hàng cá nhân vay mua nhà. Mục tiêu nhằm giảm rủi ro tín dụng của TCB, tuy nhiên giảm rủi ro đồng nghĩa với nguy cơ giảm NIM của ngân hàng (NIM Q1: 5.56, Q2: 5.56). Với NIM thấp hơn và tình trạng giới hạn tăng trưởng dư nợ tín dụng, thu nhập lãi thuần của TCB bị áp lực giảm so với Q1, -4% (vẫn +18% svck).

  • Thu nhập phí (cam): tăng

Tổng thu nhập hoạt động tăng nhờ

  • Mua bán CK (màu tím) Q2.22 lãi; Q1.22 lỗ

  • Thu nhập khác: thu hồi nợ xấu đã xử lý 526 tỷ + lãi từ phái sinh (màu xanh lá) tăng so Q1.22

 

TPB


Điểm nhấn trong BCTC:

  • So với cùng kỳ năm ngoái, tổng tài sản TPB tăng mạnh ở mức 28% và tổng thu nhập tăng 31%

  • Thu nhập từ hoạt động dịch vụ (màu cam) tăng 268 tỷ (+64.97%) thông qua hoạt động bán chéo giữa các gói bảo hiểm và dịch vụ thanh toán.

  • TPB là doanh nghiệp đầu tiên áp dụng tiêu chuẩn an toàn vốn BASEL III với tỷ lệ CAR đạt 13.1%. Điều này cho thấy sự an toàn trong hoạt động kinh doanh và dư địa phát triền của ngân hàng trong thời gian sắp tới.


FIDT nhận định TPB thể hiện (1) sự ổn định: từ việc đảm bảo tăng trưởng thu nhập lãi vay đều qua từng quý và (2) sự bùng nổ: từ việc tối ưu hóa cơ sở khách hàng bằng việc bán chéo các dịch vụ tài chính kèm theo các nghiệp vụ chính.
 

VCB


Điểm nhấn trong BCTC:

  • LNTT (đường xanh lá đậm): LNTT giảm 25.40% so với Q1/22 nhưng tăng 50.21% svck. Phần lớn LNTT giảm so với Q1/22 vì thu nhập từ hoạt động dịch vụ (cam) giảm mạnh và chi phí tăng. Thu nhập từ lãi (xanh đậm) vẫn đảm bảo sự ổn định và tăng trưởng đều theo hạn mức dư nợ tín dụng được đưa ra từ NHNN.

  • Chi phí hoạt động (xám) và Dự phòng rủi ro tín dụng (nâu): cả hai cấu phần này đêu tăng so với Q1/22 góp phần dẫn đến sụt giảm lợi nhuận Q2/22 của ngân hàng; CPHD: +29% và DPRR: +20.21%.

 

VIB


Điểm nhấn trong BCTC:

  • VIB thể hiện sự ổn định trong tăng trưởng khi cả thu nhập từ lãi và thu nhập dịch vụ đều tăng trưởng hai chữ số (+25% và +19.37% svck)

  • Đảm bảo lộ trình lộ trình ROE ~30%

  • Với 93% khoản nợ vay có tài sản đảm bảo, VIB xác nhận độ chắc chắn từ nguồn thu từ lãi (chủ lực) của ngân hàng

 

VPB


Điểm nhấn trong BCTC:

  • Q1,2022 của VPB lãi đột biến do hạch toán khoản phí trả trước từ công ty bảo hiểm

  • Nhìn vào cơ cấu thu nhập lãi thuần thì cấu phần thu nhập từ lãi (màu xanh đậm) vẫn đang phục hồi tốt từ Q3.2021-Q2.22

  • Thu nhập thuần từ các mặt hoạt động tăng trưởng ổn định ở cả 2 cấu phần chính là lãi (xanh đậm) và phí (màu cam)


FIDT nhận định lớp đệm dự phòng dày, chi phí hoạt động tăng chậm, và thu nhập hoạt động tăng trưởng đều (loại trừ phí bảo hiểm upfront) VPB có động lực mạnh mẽ để nới rộng biên lợi nhuận của và bùng nổ LNST. Hơn thế nữa, lượng tiền mặt từ thương vụ FE đưa về ngân hàng nguồn tiền khổng lồ để tài trợ cho các dự án sắp tới.
 

DGW


Trong cập nhật gần nhất (29/06), FIDT cho rằng kết quả kinh doanh của DGW các quý trong 2022 khó đạt mức tăng trưởng như Q4/21.


Điểm nhấn trong BCTC:

Kết quả kinh doanh quý 2/2022: lợi nhuận DGW đạt 140 tỷ, thấp hơn kế hoạch là 180 tỷ. Tính chung 6 tháng đầu năm,

  • doanh thu: 11,810 tỷ (+28% YoY), thực hiện 45% kế hoạch đề ra, cao hơn mức 40% các năm trước do quý 1 và quý 2 là mùa thấp điểm.

  • lợi nhuận: 351 tỷ (+58% YoY), thực hiện 44% kế hoạch

Trong đó doanh thu các mảng:

  • Laptop & Tablets: sụt giảm còn 1/2 so với quý 1/22 do nhu cầu học và làm online bùng nổ mạnh cuối 2021 - đầu 2022

  • Điện thoại: thấp hơn 1/3 so với quý 1/22

  • Mảng FMCG và Thiết bị văn phòng ghi nhận mức tăng trưởng tốt so với quý trước và cùng kỳ

Tựu chung lại, chúng tôi đánh giá khả quan đối với kế hoạch kinh doanh 2022: doanh thu 26,300 tỷ (+26% YoY), lợi nhuận 800 tỷ (+22% YoY) nhờ khả năng mở rộng phân phối đã được chứng minh (doanh thu: CAGR = 40% giai đoạn 2016-2021). Thị trường gia dụng thông minh, FMCG và healthcare là bước đi chiến lược thứ 2 của DGW sau khi đạt được thành tựu, vị thế nhất định ngành ICT (chiếm 30-40% thị phần phân phối)

Mặc dù KQKD quý 2 năm 2022 thấp hơn kỳ vọng, chúng tôi cho rằng lợi nhuận sẽ hồi phục trong nửa cuối năm 2022 nhờ nhu cầu cao đối với máy tính xách tay trong giai đoạn sinh viên trở lại trường học và các sản phẩm mới của Xiaomi và Apple được tung ra.
Tuy nhiên, nhà đầu tư nên thận trọng do nhu cầu laptops và tablets có thể sụt giảm trong quý 4/2022, khuyến nghị mua rải với tỷ trọng hợp lý khi cổ phiếu điều chỉnh về vùng mua an toàn dưới 55.
 

FPT


Điểm nhấn trong BCTC:

  • 6 tháng đầu năm 2022, FPT ghi nhận doanh thu đạt 19.826 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 3.637 tỷ đồng, lần lượt tăng 22% và 24% so với cùng kỳ năm ngoái.

  • Lợi nhuận sau thuế của FPT đạt 3.100 tỷ đồng, tăng 28,6% so với cùng kỳ - trong đó, lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 2.490 tỷ đồng, tăng 30,6% so với cùng kỳ và EPS đạt 2.279 đồng/cp.

  • Đáng chú ý: nhu cầu giáo dục ngành công nghệ thông tin tăng mạnh đã góp phần thúc đẩy doanh thu của mảng Giáo dục của FPT tăng 42% trong nửa đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1.935 tỷ đồng.

  • Thị trường chiếm tỉ trọng lớn là Nhật Bản do ảnh hưởng về tỉ giá nên ghi nhận tăng trưởng thực chỉ quanh 8.4%.

Vấn đề tỷ giá tại thị trường Nhật ảnh hưởng khá nhiều đến doanh thu ngước ngoài của FPT trong 2 năm vừa qua. Do đó, công ty đã chủ động lên kế hoạch trong 2 năm tới, Mỹ sẽ trở thành thị trường lớn nhất của FPT tại nước ngoài, góp phần đưa doanh thu của FPT Software đạt mức tỷ USD vào năm 2023. 6T2022 FPT đạt lần lượt 46.7% và 47.7% chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận, với kết quả trên FIDT đánh giá FPT có thể hoàn thành tốt kế hoạch khi mùa ghi nhận doanh thu tích cực của công ty thường vào quý 3 và mạnh nhất là quý 4.
 

HCM


Điểm nhấn trong BCTC:

Các cấu phần doanh thu chính:

  • Doanh thu từ hoạt động tự doanh (xanh đậm) có xu hướng tăng trở lại sau khi liên tục suy giảm trong năm 2021. Điều này chứng tỏ hiệu suất đầu tư của HCM đã khởi sắc trở lại bất chấp sự ảm đạm từ thị trường. Đây có thể là một dấu hiệu tích cực/dự báo tăng trưởng mạnh của mảng tự doanh khi thị trường gấu kết thúc và quay về xu hướng tăng.

  • Trong năm 2022, phần doanh thu từ nghiệp vụ môi giới (cam) của HCM có phần thu hẹp dần khi các nhà đầu tư cá nhân rút dần khỏi thị trường chứng khoán. Doanh thu từ nghiệp vụ môi giới Q1/22 giảm 10% so với Q4/21 và Q2/22 tiếp tục giảm 14.05% so với Q1/22.

Chi phí hoạt động (nâu):

  • Trong Q2/22, lỗ từ tài sản tài chính (cấu phần lớn của chi phí hoạt động; nâu), -408.94 tỷ VND, vẫn nằm dưới mức lãi từ tài sản tài chính, 427.23 tỷ. Các cấu phần chi phí hoạt động còn lại giảm nhẹ so với quý trước.

LNTT của HCM giảm nhẹ so với quý trước phần lớn sự sụt giảm thu nhập từ nghiệp vụ môi giới chứng khoán. Các cấu phần còn lại đều có dấu hiệu từ ổn định đến tích cực. Vì vậy nhà đầu tư có thể kỳ vọng vào sự phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ khi đòng tiền quay trở lại thị trường chứng khoán.
 

MBS


Điểm nhấn trong BCTC:

Các cấu phần doanh thu chính:

  • Cấu phần chính trong doanh thu của MBS là nghiệp vụ môi giới (cam). Vì vậy, sự lên xuống của thị trường có ảnh hưởng trực tiếp đến cấu phần donah thu này. Điều này thể hiện rõ ràng khi doanh thu từ nghiệp vụ môi giới trong Q2/22 giảm 20.80% (giảm 97.88 tỷ VND) so với Q1/22. Điều này tương ứng với phần giảm LNTT của doanh nghiệp này; giảm 101.78 tỷ VND.

Các cấu phần chi phí:

  • Các cấu phần chi phí của MBS được giữ được sự ổn định so với Q1/22 (tăng nhẹ 3.09%) và giảm so với cùng kỳ (-22.69%)

 

ORS


Điểm nhấn trong BCTC:

Các cấu phần doanh thu chính:

  • Trong Q1/22, lãnh đạo ORS đẩy mạnh mảng tư vấn IPO (một cấu phần trong doanh thu từ dịch vụ tư vấn IB; xanh lá đậm); tiêu biểu là hợp đồng ký kết tư vấn IPO với BCG Land để huy động 6.2 nghìn tỷ VND. Điều này thể hiện qua doanh thu dịch vụ IB Q1/22 tăng gấp 2 lần so với Q4/21.

  • Trong Q2/22 nhu cầu cho dịch vụ IB giảm mạnh, -42.79% so với Q1/22. Đây là vì khi thị trường giảm sâu từ 1,500 điểm xuống quanh 1,200 điểm, định giá IPO phải giảm để phù hợp với nhu cầu thị trường và dẫn đến thiệt thòi về mặt cổ phần cho doanh nghiệp có ý định IPO. Tuy nhiên, dịch vụ IB bao gồm nhiều cấu phần khác nên doanh thu từ cấu phần này trong Q2/22 vẫn tăng 13.85% so với Q4/21.

Chi phí hoạt động (nâu):

  • Riêng phần tự doanh trong (cấu phần trong chi phí hoạt động; nâu) Q2/22 có phần thua lỗ nặng nề khi ORS lỗ gần 528 tỷ VND so với phần lãi tự doanh chỉ ở mức 279.43 tỷ VND. Vì lỗ quá sâu trong hoạt động tự doanh, LNTT của ORS đã chạm mức âm 161 tỷ VND, mức lỗ chưa từng có tiền lệ của công ty.

 

VCI


Điểm nhấn trong BCTC:

Các cấu phần doanh thu chính:

  • Doanh thu tự doanh (xanh đậm) tăng 81.69% so với quý 1 nhưng giảm 20.84% so với cùng kỳ. Vì phần doanh thu tự doanh quý 1 giảm sâu so với các quý của năm 2021, tăng trưởng +81.69% thể hiện sự phục hồi của mảng tự doanh từ VCI. Tuy nhiên, phần doanh thu này vẫn còn khá thấp so với năm trước.

  • Doanh thu từ hoạt động môi giới (gồm: doanh thu thu phí giao dịch chứng khoán, lãi margin, tư vấn ck và lưu ký ck; màu cam) giảm 10.09% so với Q1/22, tăng 41.69% so với cùng kỳ. Trong Q1/22 khi thị trường bùng nổ, VCI tối ưu việc thu phí trên giao dịch chứng khoán giúp doanh thu từ hoạt động môi giới tăng mạnh. Tuy nhiên tình hình thị trường Q2/22 có phần ảm đạm, doanh thu từ thu từ hoạt động môi giới không được như quý trước nhưng vẫn đảm bảo ở quanh mức 500 tỷ VND; đảm bảo tăng trưởng so với cùng kỳ (tăng 41.69%).

Các cấu phần chi phí:

  • Trong cấu phần chi phí hoạt động (nâu), cả phần chi phí môi giới và lỗ tự doanh tăng mạnh so với Q1/22

  • Chi phí tài chính (trả lãi suất tiền mượn và các khoản khác; vàng) tăng gần gấp đôi so với quý 1; -215.87 tỷ VND

 

BSR

ĐIỂM NHẤN TRONG BCTC

  • Trong Q2/2022, BSR ghi nhận doanh thu thuần hơn 52 nghìn tỷ và lãi ròng hơn 9.9 nghìn tỷ, tăng tương ứng 88% và 5 lần so với cùng kỳ. Đáng chú ý, biên lợi nhuận gộp tăng vọt từ mức 7.5% trong Q1 lên 20.4% trong Q2, cao gấp 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái (9.7%).

  • Tính chung 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần đạt 87 nghìn tỷ (+78% svck) và lãi ròng gần 12.3 nghìn tỷ đồng (+246% svck). Kết quả này giúp công ty vượt xa kế hoạch lãi sau thuế 1.4 nghìn tỷ đồng trong năm 2022 đặt ra hồi tháng 4.

  • Tại thời điểm cuối Q2, BSR đang nắm giữ 26 nghìn tỷ tiền mặt và đầu tư ngắn hạn, tăng mạnh so với mức 20,000 tỷ hồi đầu năm. Trong khi đó hàng tồn kho cũng tăng mạnh lên 13 nghìn tỷ.

  • Nợ thuê tài chính ngắn hạn và dài hạn cũng đã giảm xuống mức 4.6 nghìn tỷ, giảm mạnh so với mức gần 11 nghìn tỷ hồi đầu năm.

BSR có kết quả kinh doanh rất ấn tượng, tận dụng tốt bối cảnh giá dầu thô tăng mạnh trong giai đoạn cuộc chiến giữa Nga và Ukaraine, ngoài ra Crack Spread (chênh lệch giá dầu thô và sản phẩm) trong Q1 cũng tốt hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước.
Tuy vậy, chúng tôi cho rằng đây là mức đỉnh lợi nhuận của BSR, từ Q3 trở đi tăng trưởng lợi nhuận sẽ giảm dần do các yếu tố (1) Giá dầu không còn duy trì ở mức cao như giai đoạn 6 tháng đầu năm 2022 và (2) Chỉ số Crack Spread khu vực châu Á đang trong xu hướng giảm.

 

PVS

ĐIỂM NHẤN TRONG BCTC

  • Doanh thu tuy tăng 25% so với cùng kỳ nhưng lợi nhuận sau thuế suy giảm 91%. Biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 8.5% về chỉ còn 4.1% Nhìn chung kết quả kinh doanh của PVS khá tiêu cực.

  • Xét về hoạt động kinh doanh cốt lõi , trong Q2/22 công ty ghi nhận lỗ 249.11 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 29.71 tỷ đồng. Nguyên nhân là do chi phí quản lý tăng mạnh khi quỹ tiền lương trích theo kết quả kinh doanh của công ty mẹ trong Q2/2022 lớn hơn so với Q2/2021.

  • Công ty đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 10,000 tỷ đồng (-32% so với thực hiên năm 2021) và LNST hợp nhất dự kiến là 488 tỷ đồng (-28% so với thực hiện năm 2021). Như vậy trong 6 tháng công ty đã hoàn thành 54.4% kế hoạch lợi nhuận năm.

  • Về phân tài sản không có quá nhiều biến động, chi ghi nhận tăng/giảm nhẹ ở một số khoản mục như tiền và tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, hàng tồn kho.

Kết quả kinh doanh ảm đạm của PVS là nằm trong dự đoán do thiếu vắng động lực tăng trưởng là các dự án khai thác dầu khí. Dự án mỏ Lô B - Ô Môn dù được cho rằng sẽ thúc đẩy tình hình kinh doanh của PVS nhưng vẫn chưa có chủ trương cụ thể. Chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư theo dõi tiến độ của dự án này trước khi có quyết định đầu tư vào PVS.

 

PVT

ĐIỂM NHẤN TRONG BCTC

  • Trong Q2/2022 PVT ghi nhận 2,265 tỷ đồng doanh thu (19% svck) và 265 tỷ đồng LNST (-16% svck). Kết quả này vốn đã được ban lãnh đạo thông báo sớm từ đại hội đồng cổ đông 2022.

  • Nhu cầu vận tải dầu khí phục hồi đã đóng góp vào tăng trưởng doanh thu. Tuy vậy, lợi nhuận sau thuế ghi nhận sụt giảm do hoạt động tài chính giảm, đồng thời chi phí lãi vay tăng từ việc đầu tư tàu mới cuối năm 2021.

  • Trong 6 tháng PVT ghi nhận 4,287 tỷ đồng doanh thu và 460 tỷ LNST, như vậy công ty đã hoàn thành 95% kế hoạch lợi nhuận năm.

  • Lượng tiền mặt PVT sở hữu đã tăng 300 tỷ so với Q1.

  • Tỷ lệ nợ vay/tổng tài sản vẫn ở mức an toàn là 28%.

  • Đáng chú ý là nợ vay dài hạn tăng thêm 300 tỷ, tương đồng với khoản chi cho tài sản cố định ở mục bảng lưu chuyển tiền tệ cũng tăng thêm khoảng 300 tỷ. Đây chính là khoản chi của công ty để mua thêm tàu mới.


CẬP NHẬT YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HĐKD

  • Xu thế vận chuyển dầu khí qua đường biển vẫn đang khá mạnh mẽ khi Nga vẫn duy trì hạn chế lưu lượng khí chuyển qua đường ống cho châu Âu. Điều này dẫn tới giá cước và giá thuê tàu vẫn đang ở mức cao so với đầu năm. Là một doanh nghiệp vận tải biển hiển nhiên PVT hưởng lợi từ điều này.


  • Việc đầu tư tàu thêm tàu mới dù có gặp trở ngại những vẫn đi theo kế hoạch. Hiện công ty đã hoàn thành mua thêm 3/6 tàu mới (đã được cập nhật trong đại hội đồng cổ đông).

  • Giá xăng dầu nội địa đã giảm đáng kể trong 1 tháng qua, giúp ổn định chi phí nguyên vật liệu cho hoạt động kinh doanh (xăng dầu chiếm khoảng 18% doanh thu của PVT).

Tổng kết lại, thông tin kết quả kinh doanh Q2 đã được FIDT nắm bắt từ cuộc họp ĐHĐCĐ diễn ra vào ngày 01/07 vậy nên không có gì quá bất ngờ. Chúng tôi tin rằng triển vọng tích cực của PVT chưa phản ánh ngay trong Q2 mà khả năng cao sẽ phản ánh trong Q3, khi HĐ thuê tàu mới được ký kết với giá cước cao.
 

REE


ĐIỂM NHẤN TRONG BCTC

  • Q2/2022, REE ghi nhận doanh thu 2,022.9 tỷ (+23.6% svck) và lợi nhuận sau thuế đạt 755.28 tỷ (+60.7% svck). Nếu xét theo các mảng:

- Mảng năng lượng: tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên có phần “hụt hơi” hơn so với Q1, đặc biệt ở phần thủy điện và điện gió.

- Mảng cho thuê văn phòng và BĐS: Tỷ lệ lấp đầy của các tòa nhà văn phòng cho thuê đạt trên 98%, tuy nhiên KQKD không tăng trưởng nhiều so với cùng kỳ năm ngoái và Q1. Khả năng cao yếu tố giá thuê văn phòng được hỗ trợ mảng này như kỳ vọng của chúng tôi.

- Mảng hạ tầng nước vẫn hoạt động ổn định.

- Doanh thu mảng cơ điện lạnh và thương mại đã trở lại mạnh mẽ. Tuy nhiên do BLNG thấp nên không đóng góp nhiêu vào tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp.


  • Lũy kế 6 tháng đầu năm, REE đạt 4,068.3 tỷ đồng doanh thu (+44.3% svck) và LNST đạt 1,710.64 tỷ (+81.6% svck), như vậy công ty đã hoàn thành 82.9% kế hoạch lợi nhuận năm

  • Về cơ cấu tài sản, tổng nợ vay giảm 2.7% so với đầu năm, tương ứng giảm 325.6 tỷ đồng về 11,648 tỷ đồng, chiếm 35.8% tổng nguồn vốn.

FIDT nhận định kết quả kinh doanh Q2 của REE tuy vẫn tăng trưởng tốt so với cùng kỳ, tuy nhiên có phần không như kỳ vọng của chúng tôi, chủ yếu do (1) mảng năng lượng bị hụt nhẹ so với Q1, mặc dù nhu cầu sử dụng điện tăng mạnh thời gian qua và thủy điện được ưu tiên huy động trên toàn hệ thống và (2) Mảng cho thuê văn phòng khả năng cao không được hỗ trợ bởi yếu tố giá thuê văn phòng như kỳ vọng của chúng tôi. Vì vậy các NĐT ngắn hạn có thể cân nhắc chuyển sang cơ hội khác.

 

VSC


ĐIỂM NHẤN TRONG BCTC

Doanh thu quý 2 VSC đạt 511.6 tỷ đồng tăng 7.3% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế tăng 15% đạt 140 tỷ. Kết thúc quý 2 Công ty đạt 113 tỷ lợi nhuận sau thuế tăng gần 10%. Biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp cảng biển tiếp tục cải thiện từ mức 32% cùng kỳ năm trước lên 34,74%.


  • Luỹ kế 6 tháng, VSC đạt 981 tỷ đồng doanh thu tăng 8% YoY, hoàn thành 51.6% kế hoạch năm, LNTT đạt 53.7% chỉ tiêu kế hoạch ghi nhận 269 tỷ tăng 29% so với cùng kỳ.

  • Tại thời điểm cuối quý II, tổng tài sản Viconship đạt 3.533 tỷ đồng, tăng thêm 267 tỷ đồng so với đầu năm. Khoản tiền và tương đương tiền giảm đáng kể từ 1.013 tỷ đồng xuống 583 tỷ đồng, đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn tăng từ 99 tỷ lên 255 tỷ đồng. Tài sản dài hạn tăng thêm 481 tỷ đồng lên 2.305 tỷ đồng, do khoản chi phí trả trước dài hạn tăng mạnh ở Đầu tư xây dựng Công ty cổ phần Đầu tư dịch vụ và Phát triển Xanh 420 tỷ đồng.

  • Công ty gần như không vay nợ, vốn chủ sở hữu chiếm 90,3% nguồn vốn với 3.169 tỷ đồng.

FIDT nhận định đây là kết quả kinh doanh khá tích cực đối với VSC do 6 tháng đầu năm thường là mùa thấp điểm của hoạt động xuất nhập khẩu, ngoài ra việc Biên lợi nhuận liên tục duy trì tốt cảng củng cố khả năng VSC hoàn thành kế hoạch năm nay.
 

DXG


ĐIỂM NHẤN TRONG BCTC


  • 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu DXG đạt 3,490 tỷ, LNST của cổ đông công ty mẹ đạt 401 tỷ. Với kết quả này doanh nghiệp mới chỉ hoàn thành 32% chỉ tiêu doanh thu và 29% LNST của cổ đông công ty mẹ năm 2022. Như vậy điểm rơi hạch toán các dự án sẽ rơi vào 2 quý cuối năm – Các dự án sẽ bàn giao là ST.Moritz và Opal Skyline đã bán hết 100%.

  • Nửa đầu năm, Đất Xanh hoạt động khá tích cực trong việc mở rộng quỹ đất trong bối cảnh nhiều dự án đang được chào bán do gặp các khó khăn về tài chính. Các dự án mới được thâu tóm tại các tỉnh Thanh Hoá, Đồng Nai, Bình Phước, Hậu Giang, Vĩnh Phúc. Điều này khiến lượng hàng tồn kho đã tăng lên 1,300 tỷ so với đầu năm đạt 12,584 tỷ.

  • Doanh số presale của DXG trong 6 tháng đầu năm đạt 100 triệu USD nhờ sự đóng góp chủ yếu từ dự án Gem Sky World. Kế hoạch presale 2022 là 500 triệu USD trong đó Gem Riverside chiếm 300 triệu USD.

  • Tình hình tài chính công ty đang rất tốt, lượng trái phiếu đáo hạn trong 2022 đã tất toán trước hạn gần hết chỉ còn khoảng 450 tỷ. Ngoài ra, DXG đã hoàn thành huy động được thêm một lượng lớn trái phiếu từ các ngân hàng trong nước khiến nợ vay tăng lên hơn 1,500 tỷ so với đầu năm đạt 5,978 tỷ. Thương vụ 300 triệu USD trái phiếu quốc tế chuyển đổi dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối tháng 8.

FIDT nhận định điểm rơi hạch toán sẽ rơi vào 6 tháng cuối năm, việc huy động được nguồn vốn từ trái phiếu là thông tin tích cực trong bối cảnh trái phiếu trong nước đang bị hạn chế. FIDT vẫn giữ vững quan điểm nắm giữ đối với cổ phiếu DXG sau khi đã tăng 20% từ vùng mua an toàn.

 

GMD



ĐIỂM NHẤN TRONG BCTC

Quý II GMD ghi nhận doanh thu thuần tăng 30% lên 978 tỷ đồng. Giá vốn hàng bán tăng ít hơn với 25,3% lên gần 542 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp tăng 36,7% lên 436 tỷ đồng.

Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ tăng 103,4% lên gần 288 tỷ đồng, mức lợi nhuận cao nhất kể từ quý I/2018 nhờ việc thoái vốn ở các công ty con.

Lũy kế 6 tháng, doanh thu thuần tăng 29% lên gần 1.857,8 tỷ đồng. Trong cơ cấu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, nguồn thu từ hoạt động khai thác cảng chiếm 82,7% với 1.535,6 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ. Biên lãi gộp tăng từ 40,2% lên 42,4%.

Trước đó ban lãnh đạo GMD đặt kế hoạch doanh thu 3800 tỷ và lợi nhuận phấn đấu 1200 tỷ với kỳ vọng Gemalink khai thác tối đa công suất thiết kế trong năm nay. So với kế hoạch chính thức, GMD đạt 72% chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đề ra ở mức 1000 tỷ.


Với kết quả kinh doanh tích cực này, FIDT nhập định GMD rất có khả năng có thể đạt kết quả tích cực trong 2022 như đã nhận định trong báo cáo phân tích. Thêm vào đó, đây cũng là mức lợi nhuận cao thứ hai trong lịch sử hoạt động của Gemadept, chỉ sau thành tích 2.182,1 tỷ đồng của năm 2018 nhờ nhượng vốn các công ty con.
Tuy nhiên, Tình hình kinh doanh 6 tháng cuối năm của GMD có thể sẽ không được tích cực như nửa đầu năm do những rủi ro đến từ nguy cơ suy thoái kinh tế, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu giảm do nhu cầu tiêu thụ giảm. Nhà đầu tư nên giảm kỳ vọng đối với doanh nhiệp trong ngắn hạn và phân bổ tỷ trọng cổ phiếu phù hợp trong danh mục đối với kỳ vọng dài hạn.

 

FRT




ĐIỂM NHẤN TRONG BCTC

Tính chung 6 tháng đầu năm,

  • Doanh thu: 13,999 tỷ (+55% YoY), thực hiện 52% kế hoạch

  • Lợi nhuận: 216 tỷ (+254% YoY), thực hiện 37% kế hoạch

Trong đó doanh thu các chuỗi:

  • FPT Shop: 10,048 tỷ (+31% YoY), kết thúc nửa đầu năm 2022, chuỗi FPT Shop đạt 728 cửa hàng, tăng 81 cửa hàng so với đầu năm.

  • Long Châu: 4,008 tỷ (+200% YoY), sở hữu 678 nhà thuốc trên cả nước, mở mới 278 nhà thuốc so với đầu năm

Về lợi nhuận: FPT Shop đạt 47.5 tỷ (+64% YoY), Long Châu lỗ nhẹ -0.7 tỷ



Kết quả kinh doanh cả 2 chuỗi không như kỳ vọng của chúng tôi: (1) Chuỗi FPT Shop khó tăng trưởng do nền cao quý 4/21, (2) nhu cầu về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe giảm bớt sau Covid-19.
Chúng tôi cho rằng các cửa hàng Long Châu mở mới cần thời gian để ghi nhận kết quả. Trong ngắn hạn, FIDT cho rằng đây không phải là cơ hội đầu tư tốt.
 

ITA


ĐIỂM NHẤN TRONG BCTC

  • Bỏ qua những lùm xùm về chính trị, kết quả kinh doanh của ITA cải thiện rõ rệt so với cùng kì. Kết thúc 6 tháng đầu năm doanh nghiệp đã hoàn thành được 71.6% LNST kế hoạch.

  • Doanh nghiệp tích cực giảm nợ vay đi đáng kể, nợ vay cuối quý 2 ghi nhận 128.7 tỷ giảm 40 tỷ so với đầu năm.

  • Các khoản phải thu khác giảm mạnh và phần giá trị đầu tư vào CTCP Năng lượng Tân Tạo cũng giảm mạnh.



  • Có thể thấy khoản đầu tư vào Năng lượng Tân Tạo cuối năm 2021 vẫn ghi nhận 1,752 tỷ và theo như quyết định được ĐHCĐ thông qua đầu năm nay.

  • Vì vậy khả năng bà Yến tìm đối tác để bán phần vốn cho họ chứ không phải nghiệp vụ đánh giá lại tài sản vì nếu đánh giá lại tài sản sẽ phải hạch toán lỗ (thông qua trích lập dự phòng). Ngoài ra khi theo dõi doanh nghiệp thì rõ ràng ý chí của lãnh đạo ITA sẽ không chịu hạch toán lỗ trong thương vụ đầu tư này.


  • Nhìn lưu chuyển tiền tệ thấy rõ khoản thoái vốn và phải thu biến động tương ứng như vậy có thể một nghiệp vụ non cash đã diễn ra mà không làm ảnh hưởng nhiều đến số tổng cộng tài sản như sau: Thoái vốn tại Năng lượng Tân Tạo -> Và lấy phần tiền thoái vốn đưa cho bà Yến với nghĩa vụ đầu tư tại Mỹ. Và từ đây cũng có thêm một dấu chấm hỏi nữa khi mà tỷ lệ sở hữu tại Năng lượng Tân Tạo không đổi thay vì phải giảm tỷ lệ sở hữu về 1.06%. FIDT sẽ đợi báo cáo kiểm toán và cập nhật chi tiết về vấn đề này.

Tổng quan lại có thể thấy động cơ của ban lãnh đạo là khá rõ trong việc muốn tách dần sự ảnh hưởng từ vụ bê bối của nhiệt điện Kiên Lương ra khỏi ITA để công ty ổn định phát triển. Kỳ vọng sự cơ cấu trong bộ máy lãnh đạo trong cuộc họp ĐHCĐ gần đây sẽ sớm giúp cho ITA có sự chuyển mình rõ rệt trong hoạt động kinh doanh dựa vào những tiềm lực về quỹ đất có sẵn cũng như đang phát triển thêm.
 

HAG


ĐIỂM NHẤN TRONG BCTC

  • Doanh thu đạt 1.233 tỷ đồng, tăng gần 127% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, doanh thu từ trái cây chiếm tỷ trọng lớn nhất (52%) trong cơ cấu doanh thu với 643 tỷ đồng, tăng 223% so với quý II/2021 và ghi nhận biên lợi nhuận gộp hơn 31%. Bán thịt heo đem về cho công ty 259 tỷ đồng doanh thu, tăng 36% so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp từ bán heo là 66 tỷ, gấp 2,35 lần quý II/2022 và biên lợi nhuận gộp đạt 25,4%.

  • Trong kỳ lợi nhuận gộp chỉ đạt 271 tỷ đồng. Riêng chi phí tài chính đã lên tới gần 834 tỷ đồng, gấp gần 4,8 lần so với cùng kỳ do trong quý II, HAG đã trích lập dự phòng khoản đầu tư vào CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai đồng thời lỗ chênh lệch tỷ giá cũng tăng cao.

  • Đặc biệt là khoản chi phí quản lý doanh nghiệp âm 782 tỷ đồng do hoàn nhập dự phòng các khoản phải thu đã giúp HAG vẫn có lãi ròng gần 273 tỷ đồng.

  • Quy mô tài sản của "Heo ăn chuối" tính tới quý 2 đạt 19.254 tỷ đồng Tuy nhiên tiền của doanh nghiệp chủ yếu vẫn là đi vay và cho vay còn heo thì không ăn được bao nhiêu chuối, quy mô hàng tồn kho chỉ khoảng 830 tỷ.


  • Tỷ trọng lớn nhất là thu ngắn hạn là 5.874 tỷ, trong đó cho vay ngắn hạn là 4.454 tỷ đồng. Ngoài ra, HAG còn có gần 2.462 tỷ cho vay dài hạn.

  • Các khoản cho vay trên đem về cho HAG 225 tỷ đồng tiền lãi 6 tháng đầu năm. Ngược lại nợ đi vay là 9.021 tỷ khiến chi phí lãi vay lên tới 330 tỷ đồng.

Tóm lại kết quả kinh doanh của HAG có xu hướng tích cực trong 6 tháng đầu năm nay, trong đó trái cây đóng góp nhiều nhất nhờ chuỗi cung ứng chuối Phillippine vào Trung Quốc bị gián đoạn do cảng Thượng Hải bị phong tỏa liên tục theo chính sách Zero-Covid. Tuy nhiên, kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp vẫn còn quá nhỏ so với quy mô tài sản của doanh nghiệp, các khoản cho vay và trích lập dự phòng vẫn còn nhiều khoản chưa rõ ràng dẫn đến việc sau này DN có thể dùng các thủ thuật kế toán để phục vụ mục đích riêng.

 

IDC




ĐIỂM NHẤN TRONG BCTC


Mới đây IDC đã chính thức công bố BCTC Q2.2022. Luỹ kế 6 tháng đầu năm, công ty ghi nhận 4,981 tỷ đồng doanh thu và 1,751 tỷ đồng LNST. Đặc biệt biên lợi nhuận gộp cũng tăng mạnh đạt 45.7% so với cùng kỳ chỉ đạt 15.9% Giải trình về lợi nhuận tăng mạnh trong quý 2, phía IDICO cho biết chủ yếu là do ghi nhận doanh thu tại các hợp đồng tại dự án khu công nghiệp: Nhơn Trạch 5, Phú Mỹ 2, Phú Mỹ 2 mở rộng và Hựu Thạnh. Trong đó đóng góp nhiều nhất là khu công nghiệp Nhơn Trạch 5 nhờ hạch toán 1 lần khoản doanh thu chưa thực hiện trong quá khứ.


  • Về tình hình tài chính điểm đáng chú ý là cơ cấu nợ vay thay đổi mạnh khi vay ngắn hạn giảm mạnh từ 1,447 tỷ đầu năm xuống còn 492 tỷ. Tuy nhiên nợ vay dài hạn lại tăng hơn 2,084 tỷ, lên 2,850 tỷ đồng.

Việc thay đổi phương pháp hạch toán đã thúc đẩy KQKD của doanh nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ trong ngắn hạn. Với lợi thế sở hữu quỹ đất KCN có vị trí đắc địa (Vũng Tàu và Long An) FIDT đánh giá khả quan về kế hoạch tăng trưởng của mảng KCN của doanh nghiệp.



Comments


bottom of page