MỤC LỤC
Nước rút xử lý nợ xấu
Chúng tôi cho rằng:
STB đang đẩy rất nhanh việc xử lý nợ xấu thông qua dùng nội lực (tự dự phòng) và thanh lý tài sản đảm bảo.
Mặc dù chưa có báo cáo tài chính kiểm toán đầy đủ, nhưng chúng tôi ước lượng tổng nợ xấu liên quan đến ngân hàng Phương Nam chỉ còn khoảng tầm 28 ngàn tỷ, giảm khoảng 60% từ đỉnh. Vì thế nếu như thời gian tới STB thanh lý được Khu công nghiệp Phong Phú và 32,5% lượng cp STB của ông Trầm Bê sẽ đủ bù cho lượng tài sản xấu còn lại này. Đó là chưa kể các tài sản thế chấp liên quan khác mà chưa được công bố.
Về việc đấu giá khu công nghiệp Phong Phú, hiện giá đấu đã giảm mạnh về còn 9 ngàn tỷ, và chúng tôi kỳ vọng sẽ khớp trong năm nay.
Việc xử lý 32,5% lượng cp của ông Trầm Bê có thể kéo dài vì những biến động của thị trường tài chính trong nửa đầu năm. Chúng tôi kỳ vọng việc này có thể đẩy nhanh vào cuối năm nay và đầu năm sau.
Mặc dù vừa phải thực hiện đề án tái cơ cấu của SBV và xử lý nợ xấu, nhưng STB vẫn cho thấy sự cải thiện mạnh mẽ của hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình trong các năm qua. Điều này thể hiện rõ ở CASA hay như tỷ lệ nợ xấu nội bảng liên tục giảm và ROE tăng trở lại đều đặn các năm qua. Chúng tôi đánh giá cao các kết quả này. Vì thế, khi xử lý dứt điểm 28 ngàn tỷ nợ xấu còn lại kia, thì việc bứt tốc tăng trưởng LNST của STB là hoàn toàn khả quan.
Tăng trưởng tín dụng trong quý 2 của STB đã chậm lại đáng kể so với quý 1 và so với mặt bằng chung. Trong Q2 thu nhập lãi thuần tiếp tục sụt giảm nhẹ so với cùng kỳ, và tổng thể 6 tháng đầu năm sụt giảm 13% so với cùng kỳ. Nguyên nhân chính do STB đang đẩy mạnh loại trừ các khoản lãi phải thu trên bảng cân đối kế toán, khiến thu nhập lãi giảm mạnh. Điều này xảy ra tương tự như trường hợp của CTG Q4.2018.
Mặc dù vậy, các hoạt động khác của STB đều tăng trưởng rất mạnh. Điều này đã giúp tổng thu nhập hoạt động tăng mạnh đạt 27% so với cùng kỳ. Điều này cũng giúp tạo dư địa cho STB đẩy mạnh dự phòng nợ xấu lên tới 2.2 ngàn tỷ, là quý cao nhất từ trước tới nay.
Do đó chúng tối đánh giá khá tốt cho kết quả hoạt động của STB dù LNST đi ngang như vây.
Nợ xấu nội bảng tiếp tục giảm: Nợ xấu nội bảng là các khoản nợ xấu không bao gồm nợ xấu liên quan đến nhóm ngân hàng Phương Nam tiếp tục giảm đều đặn trong thời gian vừa qua.
CASA chỉ bị sụt giảm nhẹ so với đầu năm nhưng vẫn ở mức cao so với nhiều năm trước đó. Với bối cảnh phải xử lý cục máu đông trong nhiều năm qua mà STB vẫn duy trì được mức CASA cao như vậy cũng cho thấy sự cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh rõ rệt của STB kể từ ngày ông Trầm Bê từ nhiệm.
Đẩy mạnh xử lý nợ xấu liên quan tới nhóm ngân hàng Phương Nam: Trong thời gian qua, STB đã đẩy mạnh xử lý các khoản nợ xấu liên quan đến nhóm ngân hàng Phương Nam thông qua tự dự phòng từ nội lực của mình và thanh lý tài sản. Đặc biệt trong thời gian gần đây, STB đang đẩy mạnh dùng nội lực của chính mình để xử lý thông qua các khoản dự phòng. Điều này đã ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng, nhưng bù lại các tài sản xấu này đang giảm đi nhanh chóng. Đặc biệt là các khoản lãi và phí phải thu và trái phiếu VAMC.
Đối với khoản mục khoản phải thu, đến cuối năm 2021 thì nợ liên quan đến nhóm ngân hàng Phương Nam đã giảm còn khoảng 8 ngàn tỷ trong tổng 24 ngàn tỷ phải thu. Phần còn lại là phải thu liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của ngân hàng.
Mặc dù chưa có báo cáo tài chính kiểm toán đầy đủ, nhưng chúng tôi ước lượng tổng nợ liên quan đến ngân hàng Phương Nam chỉ còn khoảng tầm 28 ngàn tỷ.
Lưu ý nhà đầu tư
Quý khách nên đọc kỹ các rủi ro mà chúng tôi có dự phòng và đề cập trong báo cáo cũng như nhận diện về rủi ro thị trường để có lựa chọn đầu tư hiệu quả.
(*) Báo cáo này là tài sản và được giữ bản quyền bởi FIDT. Không được phép sao chép, phát hành cũng như tái phân phối báo cáo vì bất kỳ mục đích gì nếu không có văn bản chấp thuận của FIDT. Vui lòng ghi rõ nguồn khi trích dẫn nếu sử dụng các thông tin trong báo cáo này. Chân thành cảm ơn quý khách hàng!
FIDT - Focus On Perfomance
Comments