top of page
Ảnh của tác giảKiet Pham - FIDT

Cập nhật tình hình xuất khẩu thuỷ sản tháng 5


Số liệu cho giá trị xuất khẩu 2 tháng Q2 đang có mức tăng trưởng rất tốt với Quý trước đó, nhận định của FIDT đối với nhóm thuỷ sản trong Q3 vẫn sẽ tốt so với cùng kỳ nhưng không đạt mức tăng trưởng mạnh so với Q2.


Tình hình xuất khẩu các doanh nghiệp




Tính mùa vụ của ngành tôm và cá tra


1. Ngành tôm

  • Ngành tôm có chu kỳ xuất khẩu mạnh nhất thường vào giữa năm đây cũng là giai đoạn Mỹ và EU nhập khẩu tôm nhiều nhằm tiêu thụ cho mùa thu và đông.

  • Từ đầu tháng 5, thời tiết có chiều hướng bất lợi cho tôm nuôi, mưa đầu mùa sớm hơn mọi năm, ảnh hưởng đến sản lượng tôm, do vậy nguồn nguyên liệu tôm không được khả quan như 4 tháng đầu năm.

  • Ngoài ra, lạm phát tại Mỹ tăng cao tác động phần lớn đến kênh Horeca (khách sạn, nhà hàng và dịch vụ ăn uống), tồn kho nhiều sau khi nhập số lượng lớn những tháng đầu năm, có thể khiến nhập khẩu tôm của Mỹ trong những tháng cuối chững lại.

Các đối thủ nặng ký top 1 và 2 như Ấn Độ và Ecuador đã trở lại đường đua cũng sẽ ảnh hưởng đến sức cạnh tranh tôm của VN tại thị trường xuất khẩu.


2. Ngành cá tra


Đối với cá tra, xuất khẩu ngành này tập trung mạnh vào những tháng cuối năm và ngành ngành đang có dấu hiệu giá bán chững lại tại Mỹ do yếu tốt lạm phát, tuy nhiên tình trạng chững lại còn kéo dài hay không vẫn cần phải quan sát thêm vì lượng hàng tồn kho tại thị trường này vẫn đang ở mức thấp.


 

Tóm lại, tốc độ tăng trưởng ngành tôm chững lại vào 6 tháng cuối bù lại được cân bằng bởi cá tra, điều này giúp ngành thuỷ sản có được mức cân bằng tương đối. FIDT vẫn đánh giá cao nhóm cá tra nhờ mức tăng trưởng ấn tượng trong năm 2022 như đã nhận định trước đó. Ngành tôm trong 2022 vẫn sẽ tăng trưởng nhưng chậm hơn và còn nhiều rủi ro hiện hữu.

Comments


bottom of page