top of page

Góc nhìn LDR - Căng thẳng thật hay bị thổi phồng?

Vừa qua câu chuyện được thị trường quan tâm là câu chuyện LDR (tỷ lệ cho vay/tổng tiền gửi). Tỷ lệ này được quy định bởi Thông tư 22 của NHNN, trong đó yêu cầu các ngân hàng đáp ứng tỷ lệ LDR tối đa ở mức 85%.


Trước tiên, tỷ lệ LDR theo Thông tư 22 bao gồm: thị trường 1 (giao dịch giữa các định chế tài chính với doanh nghiệp và dân cư) và thị trường 2 (liên NH, giao dịch giữa các định chế tài chính, giữa NHTW với các định chế tài chính). Do đó, một số ngân hàng có thế mạnh trên thị trường liên ngân hàng (đặc biệt là có các nguồn vốn từ các ngân hàng nước ngoài) sẽ có tỷ lệ LDR theo Thông tư 22 thấp hơn tỷ lệ LDR chỉ tính riêng thị trường 1 hay còn gọi là LDR thông lệ (sau đây chúng tôi dùng LDR để ám chỉ LDR thông lệ).


FIDT phân tích BCTC của 27 ngân hàng niêm yết dựa trên LDR thông lệ (bỏ qua tác động của interbank và can thiệp của NHNN) để trả lời cho câu hỏi, tỷ lệ LDR có "căng thẳng" như những lo lắng gần đây?


Trước tiên nhìn lại sự tăng trưởng của cho vay (L) và tăng trưởng tiền gửi (D) từ đầu năm đến nay. Từ dữ liệu có thể thấy rằng trong khoảng thời gian trên, cho vay tăng gần 45%, trong khi đó tổng huy động (bao gồm tiền gửi + giấy tờ có giá) chỉ tăng 34.3%. Điều này dẫn đến sự gia tăng tỷ lệ LDR trong suốt khoảng thời gian này.


Theo đó, LDR theo tính toán dựa trên BCTC 27 ngân hàng trên 3 sàn đang ở mức trung bình 93.82% vào cuối Q3.2022. Dựa trên dòng "TỔNG", FIDT nhận thấy tỷ lệ này đã tăng liên tục từ đầu 2020-nay, đặc biệt từ đầu 2022 đã trên 90%. Do đó, những căng thẳng về huy động vốn để hạ tỷ lệ này ở các NHTM đang diễn ra như đã đề cập trong báo cáo trước là có cơ sở.


Để dễ hình dung hơn, FIDT biểu diễn data dưới dạng chart để thấy diễn biến LDR theo thời gian và sắp xếp theo thứ tự LDR từ cao đế thấp.

Dễ nhận thấy tỷ lệ LDR của các bank tính theo thông lệ là cao (đa phần vượt mức 85%), tỷ lệ này đặc biệt cao ở TCBVPB. Hai ngân hàng này vốn có tỷ lệ LDR cao theo thông lệ nhưng đặc trưng các ngân hàng này là đang nhận được các khoản vay ngân hàng nước ngoài lớn (offshore) vốn sẽ được tính vào LDR theo Thông tư 22. Chúng ta sẽ thấy động thái tăng lãi suất huy động khá rõ từ TCB VPB để làm giảm tỷ lệ LDR theo thông lệ này.


Do đó, FIDT nhận định trong bối cảnh hiện tại ngân hàng sẽ không tập trung vào tăng trưởng dư nợ mạnh mà sẽ sử dụng nguồn lực vào quản trị rủi ro và tập trung vào cho vay các lĩnh vực ưu tiên như bán lẻ, tiêu dùng cá nhân,...(có thể giảm tỷ trọng cho vay các lĩnh vực không ưu tiên - nếu có thể). Nguồn vốn tín dụng cho lĩnh vực BĐS và chứng khoán được FIDT đánh giá là "khó" trong bối cảnh hiện nay.

Comments


bottom of page