Thành tại F0 - Bại cũng tại F0
Từ sau khi thị trường tạo đáy do Covid, số lượng tài khoản chứng khoán do nhà đầu tư cá nhân tăng lên nhanh chóng, đa phần là F0 mới tham gia thị trường. Số lượng mở mởi tăng trưởng nhanh bắt đầu từ đầu năm 2021.
Với số lượng NĐT F0 tham gia tăng nhanh chóng, nhóm NĐT cá nhân chiếm đến 86.6% giá trị giao dịch toàn thị trường (trung bình 1 năm gần nhất).
Họ cũng chính là bên mua ròng mạnh nhất trong 2 năm 2020-2021 tổng cộng hơn 106 nghìn tỷ, là động lực của thị trường trong uptrend lớn của thị trường trong 2 năm qua.
Với đặc điểm của NĐT cá nhân thích sử dụng đòn bẩy cao nên thị trường tăng trưởng về cả giá trị và thanh khoản được hỗ trợ nhiều bởi margin, tỷ lệ đòn bẩy cao.
Từ đây chúng tôi nhận định: sự thăng hoa trên thị trường trong 2020-2021 và Q1.2022 có động lực chính đến từ nhóm NĐT cá nhân, mà chủ yếu là F0 mới gia nhập thị trường.
Nhóm NĐT này có đặc điểm là:
Dễ bị các tin tức ảnh hưởng đến tâm lý
Dùng đòn bẩy cao việc này khiến thị trường chứng khoán Việt Nam có độ biến động cao hơn, quán tính thị trường (Momentum) cao này có thể đẩy VNIndex về các mức định giá quá cao hay quá thấp trong các pha tăng giảm mạnh.
Vậy câu hỏi đặt ra là: yếu tố nào đã ảnh hưởng đến tâm lý thị trường?
Khi nhiều diễn biến bất lợi từ quốc tế và trong nước được báo chí đưa tin đã chạm vào đúng tâm lý mong manh của nhóm NĐT quan trọng này. Ở đây chúng tôi phân các tin tức này thành 2 nhóm:
(1) Nhóm có thể dự đoán được (predictable): chính sách “Diều hâu” của Fed, lạm phát tăng cao trên toàn cầu ảnh hưởng triển vọng tăng trưởng toàn cầu và Việt Nam
(2) Nhóm không/khó dự đoán được (unpredictable): các câu chuyện lãnh đạo doanh nghiệp vướng vòng lao lý, việc thanh lọc thị trường.
Ở các yếu tố có thể dự đoán được tâm lý thị trường thường phản ánh theo kỳ vọng (expected), sau đó thường điều chỉnh khi có sai khác khi số liệu chính thức ra. Việc này khiến thị trường thường phản ánh nhanh và dễ trở lại quỹ đạo hơn.
Tuy nhiên, khi các thông tin thuộc nhóm không dự đoán được xảy ra, các NĐT rất khó dự đoán được quy mô ảnh hưởng và khi nào sẽ kết thúc, nên tâm lý e sợ diễn ra kéo dài hàng ngày, chưa kể nhóm thông tin này lại kết hợp với nhiều tin đồn khiến tâm lý tiêu cực kéo dài và dường như không có điểm dừng. Các NĐT lớn cũng thận trọng quan sát và không dám hành động khi câu chuyên chưa rõ ràng.
Tâm lý của NĐT cá nhân bị ảnh hưởng tiêu cực từ các tin tức vĩ mô và sự khó dự đoán của các yếu tố khiến tâm lý tiêu cực kéo dài, kết hợp với quá trình de-leverage (giảm tỷ lệ margin) đã khiến quán tính thị trường đẩy VNIndex về vùng định giá rẻ và có thể rẻ hơn nữa.
Sức mạnh nội tại
Vậy câu hỏi đặt ra là thị trường còn gì để chúng ta nhìn vào, cơ hội đầu tư có còn trên thị trường này không?
Về vĩ mô Việt Nam vẫn được dự báo tốt trong năm 2022. Cụ thể như sau:
Tuy nhiên, chúng ta cần nhìn nhận có sự định hướng rất rõ về dòng tiền từ thượng tầng. Chính phủ muốn nắn dòng tiền trên thị trường khỏi lĩnh vực Bất Động Sản (nhìn thấy rõ ở việc siết TPDN và hạn chế tín dụng Ngân hàng vào ngành này) và hướng dòng tiền trở về sản xuất kinh doanh.
Vậy câu hỏi đặt ra là ngành BĐS bị ảnh hưởng có gây tác động lớn lên tăng trưởng EPS của VNIndex không?
Chúng tôi nhìn vào kỳ vọng tăng trưởng EPS 2022 của các nhóm ngành trên thị trường
Dựa vào các nhận định từ bảng trên chúng tôi cho rằng mức tăng trưởng EPS của Bloomberg là có cở sở.
Trong khi đó, định giá thị trường về vùng rẻ trong nhiều năm khi so sánh với chính nó và tương quan với các thị trường khu vực.
P/E VÀ TĂNG TRƯỞNG EPS 2022
Về dài hạn nền kinh tế Việt Nam vẫn đang là điểm sáng trong khu vực Châu Á (nguồn IMF & ADB)
Mùa đi săn
Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng với đặc tính biến động mạnh thì việc đoán đáy là rất khó và mang tính may rủi nhiều. Vì vậy thay vì nhìn vào biến động ngắn hạn vốn bị ảnh hưởng nhiều bởi tâm lý, chúng tôi nhìn vào vĩ mô và các triển vọng của nền kinh tế Việt Nam để tìm ra các cơ hội đầu tư bền vững hơn với tầm nhìn dài hơn giữa “tâm bão”.
Chúng tôi đưa ra các nhận định về ngành nghề chi tiết ở file phía dưới:
Kế hoạch hành động
Chúng tôi đưa ra kế hoạch hành động dựa trên bối cảnh hiện tại của nền kinh tế Việt Nam và tình hình thế giới, trong đó dự báo nền kinh tế toàn cầu tiếp tục hồi phục do dịch bệnh nhưng tốc độ hồi phục châm hơn dự kiến và lạm phát cao trong năm 2022, lạm phát vẫn còn nhưng mức tăng giảm nhiều từ năm 2023.
Với bối cảnh như trên,
Trong ngắn hạn, dù Index rơi về vùng giá rẻ nhưng chưa có điểm sáng nào lớn tạo động lực cho thị trường. Thị trường cần ánh sáng cuối con đường, đặc biệt là yếu tố khó dự đoán (các vấn đề pháp lý liên quan lãnh đạo doanh nghiệp, việc thanh lọc thị trường) cần sáng rõ hơn, cần theo dõi các diễn biến vĩ mô đặc biệt là lạm phát.
Trong trung và dài hạn, nền kinh tế Việt Nam vẫn có tốc độ tăng trưởng cao, thị trường Chứng khoán VN còn nhiều dư địa để phát triển.
Thị trường rẻ luôn mang đến nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư dài hạn và rủi ro khi sử dụng đòn bẩy. Khi thị trường giảm thì quá trình giải chấp margin tiếp tục diễn ra dễ khiến thị trường giảm sâu hơn, gây rủi ro cho các nhà đầu tư dùng đòn bẩy cao. Đồng thời cũng tạo ra cơ hội cho việc tích sản và mua vào dần cho các vị thế dài hạn đối với các nhà đầu tư còn nhiều tiền
“thịt”.
Khi thị trường giảm thì gần như tất cả các dòng cổ phiếu đều giảm chung theo đà thị trường. Như vậy có nhiều cổ phiểu giảm về vùng định giá rẻ nhưng không chịu ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố khó dự đoán nêu trên (rẻ nhưng rủi ro không quá lớn) là cơ hội mua dần và nắm giữ cho các vị thế dài hạn hơn.
Đối với vị thế có tiền mặt cao cũng cần thận trọng trong quá trình giải ngân, chia thành nhiều đợt và khi thị trường rơi chúng ta nên sử dụng Biên an toàn cao hơn >40% (Margin of Safety) so với định giá để có giá vốn tốt hơn khi giải ngân (ưu tiên sử dụng tiền “tươi”) và hạn chế rủi ro khi có biến cố ngoài mong đợi.
*Lưu ý: Chúng tôi có cập nhật định giá các cổ phiếu ở file phía trên.
Rủi ro cần lưu ý
Ngoài bối cảnh trên (Base Case), xác suất xảy ra khủng hoảng (Recession) là 20-30%, Stagflation 5-10% cũng cần theo dõi.
Trường hợp này có thể xảy ra khi lạm phát cao khó kiểm soát và kéo dài hơn các dự phóng.
Do đó, chiến lược chọn Biên an toàn cao và các doanh nghiệp ít ảnh hưởng bởi các vấn đề địa chính trị là vô cùng cần thiết phải tuân thủ.
Trong trường hợp xảy ra các bối cảnh xấu này, chúng ta cần nâng tỷ trọng tiền mặt lên mức cao nhất để chờ đợi cơ hội khi kinh tế vào 1 chu kỳ mới và trở lại giai đoạn phục hồi (Recovery).
FIDT sẽ theo dõi các diễn biến vĩ mô và update cho khách hàng khi các nguy cơ này rõ hơn.
Phụ lục
Xét về dòng tiền thì trong hơn 1 tháng giảm mạnh vừa qua, đã có sự đảo ngược khi NĐT tổ chức trong nước, khối ngoại quay lại mua ròng lớn. NĐT tổ chức nội mua ròng ở hầu hết các nhóm ngành, chỉ bán ròng ở 2 nhóm là Chứng khoán và Bất động sản.
Lưu ý nhà đầu tư
Quý khách nên đọc kỹ các rủi ro mà chúng tôi có dự phòng và đề cập trong báo cáo cũng như nhận diện về rủi ro thị trường để có lựa chọn đầu tư hiệu quả.
(*) Báo cáo này là tài sản và được giữ bản quyền bởi FIDT. Không được phép sao chép, phát hành cũng như tái phân phối báo cáo vì bất kỳ mục đích gì nếu không có văn bản chấp thuận của FIDT. Vui lòng ghi rõ nguồn khi trích dẫn nếu sử dụng các thông tin trong báo cáo này. Chân thành cảm ơn quý khách hàng!
FIDT - Focus on Performance
Comments