top of page

REE - "Nhanh" mà chắc


Mã cổ phiếu

Loại báo cáo

Ngành

Data liên quan

REE

Báo cáo chi tiết

Sản xuất & phân phối điện, Cơ khí, Bất động sản, Tiện ích

Sản lượng điện

Chúng tôi khuyến nghị KHẢ QUAN trong năm 2022 đối với cổ phiếu REE nhờ:

  • Tính ổn định so với thị trường (sở hữu danh mục tiện ích phong phú),

  • Định hướng phát triển bền vững theo hình thức Holdings.


 

Điểm nhấn đầu tư


1. Ngắn hạn

  • Thủy văn sẽ tiếp tục tích cực tới Q3/2022, yếu tố này sẽ đảm bảo sản lượng của các nhà máy thủy điện, đặc biệt là dự án Thượng Kon Tum.

  • Mảng cho thuê văn phòng phục hồi tốt sau dịch: Đại dịch kết thúc đồng nghĩa nhu cầu thuê văn phòng nhiều hơn, giá thuê cũng sẽ tang sa u khi giảm tương đối vào năm 2021.

  • Mảng cơ điện lạnh sẽ quay trở lại mức trước dịch nhờ nhu cầu thi công hồi phục.


2. Trung & Dài hạn

  • Tòa nhà E-Town 6 khánh thành sẽ mở rộng thêm 25% diện tích cho thuê trong Q3/2023.

  • Khả năng trúng các gói thầu lớn là rất cao trong các dự án đầu tư công trọng điểm nhờ lợi thế thị phần và kinh nghiệm trong ngành cơ điện lạnh.

  • Mảng NLTT sẽ được tập trung phát triển. Hiện REE đang đứng top 5 doanh nghiệp điện lớn nhất thị trường. Công ty đặt mục tiêu mở rộng công suất điện gió tới 400MW, gấp đôi công suất hiện tại.

  • Mảng hạ tầng nước còn nhiều dư địa nhờ quá trình đô thị hóa, cũng như giá nước đã có lộ trình tăng giá cụ thể.


 

Cập nhật KQKD Q1/2022


Trong Q1/2022 REE ghi nhận mức doanh thu 2,045 tỷ (+72.9% svck) và LNST đạt 955.3 tỷ (+103% svck). Như vậy REE đã hoàn thành 22% kế hoạch doanh thu và 46.2% kế hoạch lợi nhuận năm.

  • Mảng năng lượng: Lợi nhuận đạt 477 tỷ (+121% svck), trong đó riêng lĩnh vực thủy điện đã đóng góp 343 tỷ nhờ tình hình thủy văn thuận lợi. Mức giá bán điện thị trường chung tăng cùng việc ghi nhận kết quả kinh doanh của nhà máy Thượng Kontum là lí do tăng trưởng chính. Ngoài ra, REE còn nhận thêm lợi nhuận từ 3 nhà máy điện gió đang hưởng mức giá bán điện ưu đãi.

  • Mảng bất động sản: Tỷ lệ lấp đầy của các tòa nhà văn phòng cho thuê đến cuối quý 1 đạt 98%, trong đó Etown 5 là 100%. Doanh thu và lợi nhuận mảng này lần lượt tăng 3.3% và 11.5% so với cùng kỳ nhờ khách thuê dã dần trở lại văn phòng làm việc sau dịch bệnh Covid-19.

  • Mảng cơ điện lạnh: Đến cuối Q1/2022, tổng giá trị hợp đồng M&E công ty đã ký đạt 4,732 tỷ đồng (+84.6% svck). Dù vậy do các dự án đang ở giai đoạn triển khai thi công, dẫn đến doanh thu và lợi nhuận chưa được ghi nhận nhiều.

Kết quả kinh doanh quý 1 vượt bậc so với năm ngoái nhờ các yếu tố chu kỳ, và sẽ tiếp tục duy trì tới cuối năm.


 

Tình hình tài chính


Chúng tôi nhận thấy cơ cấu tài sản và tình hình tài chính của REE có những đặc điểm sau:

  • Trong năm 2021, việc hợp nhất VSH vào kết quả kinh doanh cũng như việc vay nợ để đầu tư 3 nhà máy điện gió mới đã tăng tỷ lệ đòn bẩy của REE. Tổng nợ vay tính đến Q1/2021 là 11,939 tỷ, chiếm 36.8% tổng tài sản. Hệ số D/E đang là 0.91, gia tăng đáng kể từ mức 0.64 tại năm 2017 nhưng vẫn thấp hơn đa số các doanh nghiệp sở hữu điện gió

  • Kể từ 2018, công ty tăng cường đầu tư vào dự án mới và tăng tỷ lệ sở hữu tại các công ty liên kết, nhưng lợi nhuận chưa được hợp nhất vào KQKD nên ROE có dấu hiệu suy giảm. Dù vậy, các công ty này chủ yếu thuộc mảng tiện ích (điện, nước) giúp tăng tính ổn định và bền vững của hoạt động kinh doanh của công ty, đặt biệt là khi REE có khả năng kiểm soát vốn rất tốt.


REE đang thực hiện chiến lược đầu tư bền vững nhờ tỷ trọng lớn của doanh mục phòng thủ (điện và nước). Chúng tôi cũng kỳ vọng ROE sẽ tăng trở lại trong năm nay, nhờ sự đóng góp của các dự án điện gió đã hưởng mức giá ưu đãi FIT.

 

Triển vọng kinh doanh


1. Cơ điện lạnh


REE hiện đang nắm giữ 30% thị phần cơ điện lạnh toàn quốc, tính riêng các dự án hạ tầng trọng điểm thì con số này lên tới 60%. Nhờ nhu cầu hồi phục, tổng giá trị hợp đồng M&E đã ký đến cuối Q1/2022 đã đạt 4,732 tỷ đồng, trong khi mọi năm giá trị backlog chỉ ở mức 3,000 tỷ đồng.

Chính tôi tin rằng trong năm nay, hoạt động kinh doanh của Reetech sẽ hưởng lợi từ hoạt động M&E sôi nổi khi nhu cầu trên thị trường cơ điện lạnh trở lại trạng thái tăng trưởng sau một năm trì trệ.


Trong dài hạn, đầu tư công hiện đang bước vào chu kỳ đầu tư mới, trong đó có các dự án tiêu biểu như sân bay Long Thành, nhà ga T3 Tân Sơn Nhất đang trong giai đoạn gấp rút.


Chúng tôi tin rằng khả năng trúng các gói thầu lớn của REE trong tương lai là rất cao, với lợi thế là doanh nghiệp có kinh nghiệm dày dặn, từng đảm nhận thi công cơ điện lạnh ở nhiều sân bay, nhà ga.

2. Bất động sản


a. Cho thuê văn phòng


REE đang sở hữu 6 tòa nhà văn phòng cho thuê thương hiệu E-Town với tổng diện tích cho thuê là 150.000 m2. Dự kiến giá cho thuê sẽ tăng kể từ năm nay sau khi có mức giảm nhẹ trong năm 2021 để hỗ trợ khách hàng trong thời kỳ dịch bệnh. Nhu cầu thuê văn phòng cũng sẽ phục hồi đáng kể.



Ngoài ra, dự án E-Town 6 đang trong quá trình xây dựng và dự kiến đi vào hoạt động từ Q4/2023, nâng diện tích cho thuê lên 190,000 m2 (+25%).



Trên cơ sở thời gian để đạt lấp đầy 100% của các dự án đang hoạt động trung bình là 4 tháng, chúng tôi kỳ vọng dự án này sẽ đi vào hoạt động đúng hạn và đạt tỷ lệ lấp đầy 100% vào Q1/2024.

b. Phát triển bất động sản


KQKD năm 2020 và 2021 củamảng này khá ảm đạm, REE Land không có nhiều hoạt động cũng như không có thêm sản phẩm nào mới chào bán ra thị trường.


Đầu năm, REE đã ký hợp đồng đầu tư 51% và liên doanh với SGR để phát triển bất động sản nhà ở thương mại ở qua dự án Phú Hội tại Nhơn Trạch, Đồng Nai (diện tích 7.9 ha, chi phí đầu tư 1,000 tỷ đồng) tuy nhiên chưa có triển vọng triển khai. Dự kiến REE sẽ nhận 20-50 tỷ mỗi năm từ 2022 qua hoạt động chia cổ tức (hiện REE đang sở hữu 28.87% SGR).


Chúng tôi đánh giá triển vọng từ dự án Nhơn Trạch là chưa rõ ràng, cần thêm thông tin để đánh giá trong tương lai.

3. Hạ tầng nước


Năm 2021 kết quả kinh doanh của mảng này không bị ảnh hưởng nhiều (LNST tăng 5.6%, sản lượng nước xử lý tăng 0.9%, sảnlượng nước phân phối giảm -3.4%). Vậynên, khi sản xuất kinh doanh phục hồi trong năm 2022, sản lượng nước tiêu thụ sẽ tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng. Theo lộ trình giá nước tại TP. HCM, giá nước sẽ tăng 400-1200 VND/m3 trongnăm 2022, giádịch vụ thoát nước cũng sẽ tăng trưởng 5%/năm cho tới 2025, việcnày có tác động tốt tới lợi nhuận của doanh nghiệp.

Sản lượng và giá các dịch vụ cung cấp nước (Nguồn: VnDirect)


Ngành sản xuất và cấp nước là một ngành có doanh thu ổn định, ít biến động, nguồn cầu lớn và tiếp tục mở rộng theo các chuỗi đô thị. Kinh tế càng phát triển, tốc độ đô thị hóa cao thì nhu cầu nước sạch phục vụ đời sống ngày càng tăng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển. Theo nghiên cứu của Bộ Xây dựng, tính đến tháng 6 năm 2021, tỷlệ đô thị hóa toàn quốc ước đạt 40.4%, với tỷ lệ cung cấp nước sạch cho các đô thị là 89%,

Tỷ lệ đô thị hóa trung bình qua các năm

Chúng tôi đánh giá trong dài hạn dư địa của mảng này còn khá lớn khi địa điểm các nhà máy xử lý nước, phân phối nước của REE nằm ở các tỉnh, thành còn nhiều điều kiện phát triển.


4. Năng lượng


a. Thủy điện


Thủy điện chiếm 30% sản lượng trên toàn hệ thống, có nhiều lợi thế hơn so với nhiệt điện than và điện khí nhờ ít bị ảnh hưởng bởi chi phí đầu vào trong khi khả năng huy động không chênh lệnh nhiều. Tuy nhiên khả năng phát triển của nguồn điện này còn rất ít vì đã khai thác hết 91% tiềm năng trên toàn quốc.


Hiện tại REE đang sở hữu 9 công ty thủy điện với tổng công suất lên tới 524 MW, phânbổ ở cả 3 miền gồm miền Bắc (TBC, MHP), miềnTrung (BDH, CHP) vàmiền Nam (VSH, TMP, ISH, SBH, SHP).


Trong Q1/2022, nhờtình hình thủy văn thuận lợi cũng như ghi nhận thêm từ nhà máy Thượng KonTum, tổng sản lượng các nhà máy thủy điện của REE đạt 1,401 triệu kWh, ghinhận 976 tỷ doanh thu (+534% svck) và 343 tỷ lợi nhuận (+183% svck). Dự án Thượng Kon Tum sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi 10% trong 10 năm tiếp theo và mức giá bán cao, giúp duy trì lợi nhuận và dòng tiền kinh doanh cho REE trong thời gian tới.

Ngoài ra, theo dự báo của Viện Nghiên cứu quốc tế khí hậu và xã hội (IRI), ENSO sẽtiếp tục duy trì ở trạng thái La Nina đến tháng cuối Q3/2022.



Chúng tôi dự đoán mảng thủy điện vẫn được hưởng lợi cho đến hết Q3/2022. Dự phóng đến hết 2022 sản lượng điện của toàn danh mục thủy điện sẽ tăng trưởng 30% lên 6,862 kWh.

b. Điện mặt trời


Năng lượng mặt trời là nguồn tài nhiên thiên nhiên quý giá của Việt Nam với cường độ năng lượng cao ở các khu vực tỉnh Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Điện mặt trời có ưu điểm biên lợi nhuận gộp cao, quy trình vận hành bảo dưỡng đơn giản. Hiện REE đang sở hữu gián tiếp 2 nhà máy điện mặt trời với công suất sở hữu 102MW tại Bình Phước và Buôn Ma Thuột.


Trong năm 2022, REE sẽ dự tính phát triển thêm 100MW dựán điện mặt trời trên mái nhà, bao gồm M&A các nhà máy đã vận hành cũng như đi thuê mái nhà để phát triển các dự án mới. Mục tiêu của công ty đến năm 2024-2025 làsở hữu 500MW tổngcông suất điện mặt trời mái nhà.


Ngoài ra, chi phícủa mảng này sẽ giảm và BLNG sẽ được nới ra nhờ các yếu tố: (1) Chi phí đầu tư đang khá rẻ và giảm dần qua các năm nhờyếu tố quy mô kinh tế lớn do phát triển NLTT hiện đang là xu hướng toàn cầu và (2) Tính hiệu quả của nguồn điện cũng dần được tăng cao nhờ những tiến bộ về công nghệ.

Phát triển điện mặt trời là một nước đi đúng đắn của REE trong chiến lược mở rộng danh mục tái tạo.

c. Điện gió


Cùng với điện mặt trời, điện gió đang được đặc biệt quan tâm và phát triển nhờ tận dụng được sức gió ổn định của lãnh thổ Việt Nam.


Trong Q1/2022 mảng này REE ghi nhận 263 tỷ doanh thu và 34 tỷ lợi nhuận nhờ ghi nhận thêm kết quả kinh doanh từ nhà máy điện gió Trà Vinh V1-3, PhúLạc 2 và Lợi Hải 2. Đây là ba nhà máy REE sở hữu gián tiếp với tổng công suất 126 MW (REE sởhữu 87MW). Điểmchung của các nhà máy này là có chi phí xây dựng khá rẻ so với trung bình ngành, được hưởng chế độ ưu đãi giá FIT (8.5 cent/kWh đối với trên bờ và 9.8 cent/kWh đối với ngoài khơi) và nằm ở các vị trí lý tưởng, có tốc độ gió lớn.


Với những kỳ vọng về sự ưu tiên của Chính phủ với NLTT, cùng với tốc độ tăng trưởng tiêu thụ điện đặt mức cao trong những năm, chúng tôi kỳ vọng rằng những yếu tố trên sẽ giúp các nhà máy điện gió của REE được huy động ở mức công suất cao từ 2022.


Công ty cũng có kế hoạch mở rộng công suất nhờ các dự án điện gió như Vĩnh Hảo, Ea H’leo và Kông Chro cũng như đầu tư và mua lại cổ phần thêm của các dự án điện gió lớn khác


Các nhà máy điện gió của REE có chi phí đầu tư trên một MW thấp hơn so với mặt bằng chung

(Nguồn: VnDirect)


Chúng tôi đánh giá phong điện là mảng kinh doanh tiềm năng của REE trong tương lai với chi phí vận hành thấp và thờ igian xây dựng nhanh, cùng với khả năng lên kế hoạch và kiểm soát vốn tốt của REE cho mảng này.

 

Định giá


1. Kịch bản cơ sở

  • Tình hình thủy văn tiếp tục thuận lợi, đảm bảo sản lượng cho các nhà máy thủy điện tới ít nhất Q3/2022;

  • E-Town 6 đi vào hoạt động theo đúng kế hoạch (Q3/2023);

  • REE nhận được các gói thầu cho các dư án lớn, nâng giá trị backlog trung bình lên 10,000 tỷ đồng.



2. Kịch bản thận trọng

  • Tình hình thủy văn kết thúc sớm hơn dự kiến;

  • REE không được đảm nhận các gói thầu quan trọng, lượng backlog giảm;

  • ETown 6 không kịp đi vào hoạt động trong 2023.


3. Các yếu tố không đưa vào định giá

  • Dự án điện gió Vĩnh Hảo, Ea H’Leo, Kong Chro;

  • Dự án Nhơn Trạch do REE và SGR hợp tác phát triển.

Коментари


bottom of page