Theo khuyến nghị từ giữa tháng 7 của FIDT, các nhóm ngành như ngân hàng, bán lẻ, lương thực thực phẩm, đầu tư công và BĐS khu công nghiệp có triển vọng tích cực và mang đến nhiều cơ hội để đầu tư trong những tháng còn lại của năm 2022.
Động lực tăng trưởng kinh tế: sau 6 tháng đầu năm trải qua nhiều biến động, cả thị trường nói chung đang trong tình trạng khát vốn do ngân hàng nhà nước (NHNN) siết chặt tăng trưởng tín dụng để kiềm chế lạm phát. Ngành ngân hàng với vai trò là nguồn vốn lớn và dễ tiếp cận nhất của các doanh nghiệp, việc ngân hàng có thể tiếp tục tăng cường cho vay với lãi suất hợp lý sẽ là điều kiện tăng trưởng đầu tiên và quan trọng nhất của nền kinh tế.
VỀ TĂNG TRƯỞNG:
(1) Trong 6 tháng đầu năm, các ngân hàng tăng trưởng dư nợ nhanh nhất là HDB, VPB, MBB và VCB. Riêng MBB và VCB có động cơ tăng trưởng cao do hỗ trợ tái cơ cấu TCTD yếu kém. VPB và HDB hưởng lợi nhờ chỉ số CAR cao top ngành và có công ty con về tài chính tiêu dùng.
(2) Đối với tăng trưởng LNTT, VPB dẫn đầu nhờ doanh thu upfront từ công ty bảo hiểm. MBB tăng trưởng mạnh mẽ nhờ cải thiện NIM đáng kể, 26 điểm phần trăm, so với đầu năm cộng với việc nằm trong top tăng trưởng dư nợ tín dụng.
VỀ CHẤT LƯỢNG TÀI SẢN:
(1) Tỷ lệ nợ xấu gộp toàn hệ thống: ~6%. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng toàn hệ thống: ~1.83%. Các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu đặc biệt tốt (<1%): ACB, TCB, TPB và VCB.
=> Điều này cho thấy lợi nhuận của các cổ phiếu này có triển vọng phát triển bền vững vì sẽ hạn chế được ảnh hưởng từ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (một phần chi phí lớn trong hoạt động kinh doanh của ngành).
(2) Song song với đánh giá tỷ lệ nợ xấu, FIDT đánh giá và chấm điểm thêm khả năng bao phủ dự phòng nợ xấu của các cổ phiếu ngân hàng. Không ngoài kỳ vọng, các ngân hàng quốc doanh (BID, CTG và VCB) đã và đang dẫn đầu bảng xếp hạng. Đặc biệt, MBB xuất sắc đạt top 3 trong các mã cổ phiếu chúng tôi theo dõi dù không thuộc nhóm quốc doanh. Điều này thể hiện sự bền vững trong tăng trưởng của ngân hàng này và triển vọng lợi nhuận được hưởng lợi trong các quý tới.
(3) Cuối cùng chúng tôi đánh giá tỷ lệ an toàn vốn (CAR) với tiêu chí từ cao đến thấp. Biểu đồ trên thể hiện CAR của các cổ phiếu so với mức quy định tối thiểu từ SBV 8% (đạt chuẩn BASEL II) và chuẩn 12% của BASEL III.
Comments