top of page

THẤT NGHIỆP GIẢM CÓ PHẢI LÀ DẤU HIỆU TỐT?



Số việc làm mới tại Mỹ trong tháng 7 +528 nghìn là một trong những mức tăng cao nhất trong những tháng gần đây và tiếp tục vượt xa dự báo mức +250 nghìn việc. Việc làm mới chứng kiến sự tăng trưởng ở hầu hết tất cả các lĩnh vực. Qua đó tỷ lệ thất nghiệp giảm nhẹ thêm 0.1% về 3.5%, ngang mức trước dịch vào tháng 2/2020 vốn là mức thất nghiệp thấp nhất trong 50 năm qua.


Mức thất nghiệp thấp chưa chắc là một dấu hiệu quá tốt vì tỷ lệ thất nghiệp thấp kèm với lạm phát cao là động lực lớn để FED thắt chặt chính sách tiền tệ. Trước mỗi đợt suy thoái thường đi kèm với việc tỷ lệ thất nghiệp giảm, và điều này đúng cho cả giai đoạn đình lạm (stagflation) những năm 1970s.


Phân tích kỹ hơn về thu nhập người lao động Mỹ để thấy rõ, FIDT Research tiến hành so sánh mức tăng thu nhập so với lạm phát theo CPI (dùng 01/2020 trước dịch làm mốc so sánh):

  • Giai đoạn đầu bùng dịch thì lương tăng nhanh hơn giá cả hàng hóa (lưu ý thất nghiệp cũng tăng cao), tuy nhiên kể từ giữa 2021 thì giá cả tiêu dùng tăng tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng lương và việc này dẫn đến người tiêu dùng Mỹ bắt đầu vay chi tiêu nhiều hơn để bù đắp cho lạm phát.

  • Tháng 6/2022 tín dụng tiêu dùng ở Mỹ tăng 10.5% so với cùng kỳ, là mức tăng cao, trong đó tín dụng tiêu dùng có tính quay vòng (bao gồm thẻ tín dụng) có mức tăng 16% phản ánh người tiêu dùng Mỹ vay chi tiêu nhiều hơn nhưng 1 phần lớn trong đấy là bù đắp cho vật giá leo thang.


Hiện tại, vĩ mô quốc tế tin tức tốt và xấu đang xen vào bối cảnh, FED khả năng vẫn sẽ tiếp tục lộ trình nâng lãi suất, tuy nhiên sẽ không quá mạnh tay vì GDP đã âm 2 quý + lạm phát có dấu hiệu hạ nhiệt.


Tình hình vĩ mô Việt Nam không có nhiều thông tin mới trong tuần vừa qua, tuy nhiên việc giá xăng dầu liên tục giảm và giá hàng hóa hạ nhiệt sẽ giúp lo ngại chính của nền kinh tế Việt Nam các tháng cuối năm là LẠM PHÁT được xoa dịu. Lạm phát không quá căng thẳng là điều kiện cần thiết để việc xúc tiến: mở room tín dụnggiải ngân đầu tư công, vốn là 2 động lực lớn của nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng.

FIDT - FOCUS ON PERFORMANCE

Comments


bottom of page