Mục tiêu hệ thống: Là công cụ phân tích kỹ thuật kết hợp cùng phương pháp phân tích cơ bản nhằm xác định xu hướng của cổ phiếu, điểm mua bán hợp lý các cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt, có lợi thế cạnh tranh và hưởng lợi từ vĩ mô ngành.
Ngoài ra, Quý khách hàng có thể tham khảo cách sử dụng hệ thống IDP - Investment Data Platform hiệu quả nhất tại đây.
DIỄN GIẢI HỆ THỐNG
1. Cung cầu
Với mỗi phiên giao dịch, cổ phiếu luôn dao động ở biên độ khác nhau và với dữ liệu vào cuối ngày chúng ta sẽ không thể nhìn nhận được phe nào đang áp đảo hiện tại.
Nhưng với chỉ báo này, mỗi mức cao nhất thấp nhất, mở cửa và đóng cửa sẽ cung cấp nhiều thông tin để phân tích được xu hướng của lực cầu và lực cung cùng thanh khoản của mỗi phiên giao dịch cho ra thông tin cuối cùng là xu hướng lực của phe nào đang mạnh.
Chu kỳ để sử dụng của chỉ báo này ở mức 50 phiên giao dịch, tương đương với chu kỳ của 10 tuần của biểu đồ giá để nhìn nhận xu hướng chính xác và tránh bị nhiễu khi thị trường biến động mạnh.
Các kết quả gồm có:
Lực mua mạnh
Lực mua mạnh & đột biến
Lực bán mạnh
Lực bán mạnh & đột biến
2. Tín hiệu ngắn hạn
Tín hiệu dự báo xu hướng trong ngắn hạn độ nhạy cao, được FIDT xây dựng dựa trên chỉ báo RSI - Relative Strength Indicator được làm phẳng cùng chỉ báo Supper Trend.
Các kết quả gồm có:
Tăng giá
Bắt đầu tăng giá
Giảm giá
Bắt đầu giảm giá
2.1. Xu hướng ngắn hạn
Chỉ báo này được phát triển để báo hiệu những thay đổi xu hướng ngắn hạn ĐƯỢC XÁC NHẬN do đó mang lại cả cơ hội dài và ngắn.
Điểm độc đáo của chỉ báo xác định này được kết hợp từ sự nhanh nhạy của đường EMA 5 ngày cùng các mức cao nhất và thấp nhất của giá dao động ở từng phiên nhằm xác định được xu hướng ngắn hạn của cổ phiếu.
Nói thêm về đường EMA: Đường EMA (Exponential Moving Average) được gọi là đường trung bình động luỹ thừa. EMA là công cụ chỉ báo phản ánh sự biến động của giá được tính theo cấp số nhân dùng để tạo tín hiệu mua, bán dựa trên giao thoa và phân kỳ so với mức giá trung bình ở quá khứ.
Các kết quả gồm có:
Tăng
Giảm
Không rõ ràng
3. Tín hiệu trung hạn
Được xây dựng dựa theo tín hiệu ngắn hạn, nhưng số lượng chu kỳ dữ liệu đầu vào được sử dụng dài hơn cho tín hiệu trung hạn chính xác hơn ở khung thời gian này.
Các kết quả gồm có:
Tăng giá
Bắt đầu tăng giá
Giảm giá
Bắt đầu giảm giá
3.1. Xu hướng trung hạn
Được xây dựng dựa trên tín hiệu ngắn hạn, nhưng số lượng chu kỳ dữ liệu đầu vào được sử dụng dài hơn cho tín hiệu trung hạn chính xác hơn ở khung thời gian này.
Các kết quả gồm có:
Tăng
Giảm
Không rõ ràng
4. Kháng cự hỗ trợ
Hỗ trợ và kháng cự là các mức mà tại đó giá có khả năng đảo chiều cao. Các mức này được xác định do yếu tố tâm lý của các nhà đầu tư. Khi gặp ngưỡng hỗ trợ thì giá được hỗ trợ bởi yếu tố tâm lý và đảo chiều đi lên. Khi gặp ngưỡng kháng cự thì giá bị kháng cự bởi yếu tố tâm lý và đảo chiều đi xuống.
Các mức hỗ trợ và kháng cự được hình thành là do yếu tố tâm lý của các nhà đầu tư. Xuất phát từ quan hệ cung – cầu trên thị trường, tại thời điểm đó, bên mua kỳ vọng giá sẽ còn tăng, trong khi bên bán tin rằng giá sẽ giảm. Tại nơi đó, sức mạnh của bên bán ngang bằng với bên mua.
Khi một ngưỡng hỗ trợ hay kháng cự được thử thách nhiều lần, tức là giá chạm vào đó nhiều lần rồi bị bật trở lại thì nó càng được củng cố vững chắc hơn.
Sự phá vỡ các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự lại thường xuất phát từ các yếu tố cơ bản chẳng hạn như một chính sách mới trong kinh tế vĩ mô, hay việc thay đổi ban lãnh đạo, hay các báo cáo tài chính…
Khi một mức hỗ trợ bị phá vỡ thì sau đó nó sẽ trở thành một ngưỡng kháng cự của mức giá tiếp theo. Ngược lại, khi một mức kháng cự bị phá vỡ thì nó sẽ trở thành ngưỡng hỗ trợ của mức giá tiếp theo.
Với cách thức này, FIDT xây dựng dựa trên các mức đỉnh đáy cũ của cổ phiếu cùng với sự kết hợp của dãy Bollinger Band và công cụ Fibonacci để đưa ra các mức hỗ trợ hoặc kháng cự quan trọng. Để từ đó, khách hàng sẽ có những điểm giao dịch tốt tại các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự.
Ví dụ:
SSI có 2 điểm mua tốt tại 2 hỗ trợ là 18.8 và 17.2, nhà đầu tư có thể chia tỷ trọng ra mua khi SSI chạm bật lại ở các vùng hỗ trợ. Sau đó, các điểm kháng cự sẽ là những điểm chúng ta thực hiện chốt lời. Trường hợp thị trường xấu xảy ra, các điểm hỗ trợ thấp hơn sẽ xuất hiện và nếu cổ phiếu vi phạm, phá vỡ ngưỡng hỗ trợ với thanh khoản lớn sẽ là tín hiệu bán cắt lỗ cho chúng ta.
CHÚ THÍCH
RSI - Relative Strength Indicator là gì?
Chỉ số RSI - Relative Strength Indicator, được phát triển bởi J. Welles Wilder và được công bố lần lần đầu tiên vào năm 1978. Đây là một trong những chỉ báo tương quan sức mạnh trong phân tích kỹ thuật chứng khoán và được nhiều nhà đầu tư áp dụng trên thị trường chứng khoán.
Chỉ báo RSI so sánh tỷ lệ tương quan giữa số ngày tăng giá so với số ngày giảm giá với dữ liệu dao động trong khoảng từ 0 đến 100 (mức trung bình là 50). Chỉ số RSI sử dụng một tham số riêng lẻ, một con số đo lường thời gian để tính toán độ dao động (thông thường là 14 ngày).
Supper trend là gì?
Supertrend (siêu xu hướng) là chỉ báo kỹ thuật giúp xác định xu hướng chính của thị trường và mức độ biến động giá. Không chỉ vậy, Supertrend còn dự báo được các điểm đảo chiều xu hướng từ đó giúp trader có các điểm dừng lỗ hợp lý để bảo toàn số vốn của mình.
Supertrend được phát triển và giới thiệu bởi nhà đầu tư và doanh nhân Olivier Seban. Là chỉ báo trên giá, Supertrend sử dụng rất hiệu quả trong thị trường có xu hướng và được áp dụng ở mọi khung thời gian mọi loại tài sản.
Kết hợp lại chúng ta có một tín hiệu mua - bán vừa khắc chế được tình trạng nhiễu động khi sideway của chỉ báo RSI vừa chốt lợi nhuận kịp thời khi giá biến động nhanh trong vùng trading range với biên rộng >5%. Khi hoạt động có xu hướng thì cả hai chỉ báo này sẽ cho hiệu quả tốt nhất.
Comments