top of page

Tích sản và lý do nên tích sản


Tích sản cổ phiếu là gì?


  • Tích sản cổ phiếu là phương pháp tích lũy tài sản vào lớp tài sản là cổ phiếu với kỳ vọng gia tăng giá trị tài sản theo thời gian nhờ đạt được “kỳ quan thứ 8” trong đầu tư là lãi kép.

  • Phương pháp này là một dạng đầu tư thụ động (tần suất giao dịch thấp) dựa trên cơ sở đầu tư cơ bản theo giá trị và sự tăng trưởng của doanh nghiệp.

  • Tích sản cổ phiếu không đòi hỏi quá nhiều chuyên môn về giao dịch và tài chính mà cần niềm tin vào giá trị doanh nghiệp, sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam (có thể tăng thêm kiến thức thông qua các báo cáo của FIDT). Ngoài ra, cần một sự kiên trì cho tầm nhìn dài hạn và sự kỷ luật để thực hiện được mục tiêu đề ra.


Tích sản cổ phiếu phù hợp với ai?

1. Nhà đầu tư không có nhiều chuyên môn trong lĩnh vực tài chính, đặc biệt là thị trường cổ phiếu và:

  • Có dòng tiền thặng dư đều đặn từ các nguồn thu nhập chủ động và thụ động khác và muốn phân bổ tài sản của mình vào lớp tài sản cổ phiếu với mục tiêu đạt được lãi kép, xây dựng tài sản trong tương lai.

  • Chưa có thặng dư tài sản lớn như đối với những người mới tham gia thị trường lao động và bắt đầu có thặng dư thu nhập nhưng không đủ tài chính để tham gia các lớp tài sản đòi hỏi vốn lớn hơn như thị trường bất động sản. Khi đó, việc tích sản cổ phiếu đáp ứng được nhu cầu tích lũy tài sản với số vốn phân bổ thấp và cũng có thể xây dựng tài sản tương lai.

2. Nhà đầu tư hoặc trader có kiến thức nhưng có nhu cầu phân bổ tài sản dần trở lại khi giai đoạn “ngon ăn” đã qua và cơ hội kiếm tiền từ đầu cơ hay trading ngắn hạn có tỷ lệ thành công không còn cao. Khi đó, tích sản cổ phiếu giúp hạn chế rủi ro từ trading và giúp phân bổ tài sản vào các cổ phiếu có tiềm năng dài hạn.


Tích sản cổ phiếu như thế nào?


Tài khoản tích sản nên là 1 tài khoản riêng để dễ kiểm soát và phân bổ dòng tiền, dòng tiền dùng để tích lũy nên chuyển vào tài khoản này để kiểm soát số tiền còn lại để phân bổ tích sản.


Nguyên tắc tích sản như sau:

  • Nhà đầu tư có thể mua đều hàng tháng (phương pháp đơn giản) hoặc mở mua ở các nhịp chỉnh mạnh của thị trường để tối ưu (khuyến khích, do thị trường thường có ít nhất 2 đợt chỉnh/năm).

  • Phân bổ danh mục: về dài hạn tài sản tích sản bằng cổ phiếu vẫn cần đa dạng hóa và phân bổ vào nhiều ngành nghề (FIDT khuyến nghị tối thiểu 3 ngành), số lượng cổ phiếu tích sản ít nhất nên là 3 mã, có thể lên tới 7 mã tùy khẩu vị của nhà đầu tư.

  • Giá mua: tham khảo theo giá mua tích sản trên danh mục của FIDT và biên an toàn (kết hợp với đa dạng ngành như trên).

  • Cân nhắc bán: nhà đầu tư có thể cân nhắc bán khi giá vượt giá mục tiêu năm hoặc vượt giá mục tiêu 20% (đã phản ánh nhiều tiềm năng năm tới) hoặc hạ tỷ trọng để phân bổ lại vào các cổ phiếu tích sản khác đang có biên an toàn cao hơn.


Danh mục tích sản của FIDT có gì?


Danh mục tích sản được FIDT lựa chọn và phân tích kỹ dựa trên cái quan trọng nhất là (1) yếu tố tăng trưởng mạnh và khả thi ít nhất trong 3 năm tới hoặc có cổ tức đều và vẫn có thể tăng trưởng. Ngoài ra phải có (2) tình hình tài chính lành mạnh, (3) doanh nghiệp thực hiện tốt các cam kết trong kinh doanh (4) lợi thế nhất định trong ngành/ thuộc ngành tăng trưởng. Mục tiêu là có thể đạt được CARG trong 3-5 năm tới 15-20%/năm.


Danh mục tích sản của FIDT là 1 danh mục trên website của FIDT, bao gồm:

  • Định giá + năm: là định giá của FIDT cho cổ phiếu tích sản ở năm đó, dùng cho nhà đầu tư tham khảo để cân nhắc bán nếu vượt và tái phân bổ vào các cổ phiếu còn tiềm năng hơn.

  • Biên an toàn: là chênh lệch từ vùng giá tích sản đến định giá target của năm để nhà đầu tư dễ dàng xem được tiềm năng và so sánh tiềm năng các công ty.

  • Giá tích sản: nhà đầu tư có thể mua vào cổ phiếu cho mục đích tích sản khi giá cố phiếu giảm về dưới vùng này.


Đi kèm với đó là hệ thống báo cáo phân tích để nhà đầu tư hiểu được giá trị của các doanh nghiệp. Các cổ phiếu trong danh mục sẽ được FIDT cập nhật thường xuyên và update tới nhà đầu tư thông qua website.

Comments

Couldn’t Load Comments
It looks like there was a technical problem. Try reconnecting or refreshing the page.
bottom of page